Châm tê trong châm cứu

Châm tê trong châm cứu là một phương pháp y khoa tuy đã được phát hiện từ lâu. Vậy nhưng những năm gần đây, châm tê trong châm cứu ngày càng được tìm hiểu, khai thác và không ngừng được mở rộng trong lĩnh vực y khoa.

I. Đại cương

Châm tê
Châm tê

+ Định nghĩa: Châm tê trong châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm vào một số huyệt. Với mục đích nhằm nâng cao ngưỡng đau của người bệnh. Từ đó, phương pháp này có thể giúp người bệnh chịu đựng được cuộc mổ trong trạng thái tỉnh. Tất cả các cảm giác sờ, nóng, lạnh của bệnh gần như không có thay đổi. Chỉ đơn thuần cảm giác đau được giảm xuống. Sau mổ khả năng vận động của bệnh nhân hầu như không bị ảnh hưởng.

+ Nguyên lý: Châm tê trong châm cứu có tác dụng chống đau đồng thời có thể điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể. Đau là cảm nhận về giác quan và xúc cảm bởi tổn thương, châm có tác dụng cắt các cung phản xạ gây đau đó. Tạo lên một ngưỡng chịu đau mới cho bệnh nhân.

II. Phương pháp châm tê trong châm cứu

Châm tê trong châm cứu
Châm tê trong châm cứu

1. Bệnh nhân

1.1 Chọn bệnh nhân

  • Vì yêu cầu kĩ càng cho châm tê nên bệnh nhân cần phải bình tĩnh. Khi châm thử cho bệnh nhân dễ đắc khí. Bệnh nhân có khả năng làm theo lời khuyên của thầy thuốc ngay trong lúc mổ.
  • Cũng nên chọn những bệnh nhân có ca mổ với thời gian ngắn, không quá dài.
  • Đối tượng cũng có thể là những người có chống chỉ định với gây mê.

1.2 Hướng dẫn

  • Khi mổ châm tê khuyên cho người bệnh càng bình tĩnh thì càng thuận lợi cho cuộc mổ.
  • Làm theo hướng dẫn của thầy thuốc
  • Chú ý giữ gìn cho hơi thở ít bị rối loạn nhất có thể.

1.3 Tồn tại

  • Châm tê chưa làm hết đau hoàn toàn: có những lúc còn khó chịu nên có những phản ứng co cứng, thở hổn hển, tim đập nhanh, huyết áp tăng.
  •  Căng thẳng quá mức sẽ làm cảm giác về đau lập tức nhạy bén, ngưỡng đau trở nên rất thấp, trên cơ sở đó mọi thao tác của ngoại khoa đều có thể gây đau.

2. Phương pháp

2.1 Công thức huyệt sử dụng

a. Theo y học hiện đại
  • Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ.
  • Ngoài ra, huyệt không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không gây chảy máu.
  • Lấy huyệt ở tiết đoạn gần: chọn huyệt thuộc sự chi phối của cùng một tiết đoạn thần kinh. Hoặc có thể là tiết đoạn thần kinh gần với vị trí mổ.
  • Lấy huyệt ở tiết đoạn xa: một số huyệt châm có cảm giác đắc khí mạnh, hiệu quả và phạm vi chống đau rộng. Do đó, khi không cùng tiết đoạn cũng vẫn được chọn (ví dụ: Hợp cốc, Nội quan có thể dùng gây tê mổ ở đầu, mặt, cổ, và ngực…).
  • Kích thích dây thần kinh: trực tiếp kích thích vào dây thần kinh chi phối vùng mổ.
b. Theo y học cổ truyền
  • Cách chọn huyệt trong châm tê cũng dựa theo lý luận của tạng, phủ, kinh, lạc
  • Lấy huyệt theo  đường kinh : kinh mạch đi qua vùng nào có tác dụng phòng chống được bệnh tật hoặc đau đớn liên quan đến vùng đó. Bởi vậy phải chọn những kinh mạch trên hoặc gần đường rạch mổ. Đồng thời phải có quan hệ đến tạng phủ sẽ bị tác động đến khi mổ.

2.2 Kỹ thuật

  • Cường độ, tần số kích thích cần phải phù hợp với từng người và từng thì mổ. Có như vậy người bệnh mới có chịu đựng được những thao tác của ngoại khoa.
  • Các huyệt thường được chọn: + Huyệt nguyên và huyệt lạc: các huyệt Hợp cốc và Thái xung thường được dùng trong nhiều loại mổ.

+ Huyệt du chống đau tốt, huyệt hợp cho mổ tạng phủ tốt.

+ Huyệt du và huyệt mộ: các huyệt du ở lưng được dùng khá nhiều. Huyệt mộ thường dùng là Chương môn, Quan nguyên, Trung cực.

+ Huyệt hợp ở dưới: Thượng cự hư, Hạ cự hư , Túc tam lý, hay được dùng trong các cuộc mổ vùng bụng trên và bụng dưới.

+ Mổ mắt thì thường dùng huyệt của kinh quyết âm Can bởi can khai khiếu ra mắt

+ Mổ xương thì hay dùng huyệt của kinh thiếu âm Thận bởi thận chủ xương.

III. Những lợi ích và tồn tại của châm tê

1. Lợi ích

–  Chức năng sinh lý ít bị rối loạn: bản chất gây tê, châm tê còn điều hòa sinh lý nên những vấn đề huyết áp, mạch, hơi thở đều tương đối ổn định. Tuy nhiên cũng có thể gặp những rối loạn khó tránh ở một số trường hợp bệnh nhân kích thích hoặc bệnh nhân không đáp ứng.

–  Bệnh nhân nhanh lấy lại được sức sau mổ:  bởi bệnh nhân ít bị ảnh hưởng có hại của thuốc tê, mê, nên thời gian nằm viện được rút ngắn.

– Áp dụng được cho bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc tê, thuốc mê.

– Thiết bị dùng cho châm tê rất đơn giản: kim châm, một máy phát xung để gây tê, kim tiêm, bông, cồn. Trong một vài trường hợp nhất định, có thể dùng tay vê kim.

2. Nhược điểm

–  Chưa đạt được giảm đau hoàn toàn.

– Chưa khống chế hoàn toàn được phản ứng nội tạng: Khi phẫu thuật viên thăm dò ổ bụng hay co kéo nội tạng bệnh nhân còn có thể bứt rứt, khó chịu, nôn nao.

–  Giãn cơ chưa vừa ý bác sỹ mổ: Khi cơ bụng giãn chưa vừa ý nhất định các thao tác ngoại khoa bị trở ngại.

 

Tham khảo thêm:

 

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

 

 

Gọi ngay