Châm cứu điều trị nấc

Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, tình trạng này không tự chủ được khiến bệnh nhân rất khó chịu. Thông thường nấc sẽ hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên một số người có tình trạng nấc kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày. Châm cứu điều trị nấc là một phương pháp rất hữu ích đối với những bệnh nhân này.

I. Đại cương

Nấc
Nấc

Nguyên nhân: Nấc chủ yếu là do vị khí nghịch lên. Bình thường đồ ăn thức uống đưa xuống được tiếp thu tại Vị. Nếu do ngoại tà làm cho Vị khí suy yếu. Hay do ảnh hưởng của ngoại tà làm cho Vị khí không đi xuống được, gây ra bệnh.

Theo y học cổ truyền:

  • Do ăn uống không điều độ, ăn uống nhiều đồ ăn sống lạnh. Khi đó làm cho khí lạnh ngưng trệ lại ở bên trong. Hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng làm cho táo nhiệt bên trong, vị táo mà gây ra nấc.
  • Hoặc do tinh thần uất ức, khí uất hóa hoả. Can hoả nhiễu nghịch lên phạm Vị. Lại cùng với đàm gây trở ngại, làm cho Vị khí nghịch lên gây ra nấc.
  • Hoặc do lao lực quá độ làm cho khí bị tổn thương. Hay người già yếu, bệnh lâu ngày làm cho tỳ vị dương suy, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng.
  • Cũng có thể do bệnh nhiệt lâu ngày làm cho tân dịch bị hao tổn. Hoặc sau khi thổ tả, Vị dịch bị hao kiệt, hư hoả bốc lên, đều gây ra nấc.

II. Triệu chứng

Bệnh nhân nấc liên tục, có thể kéo dài nhiều giờ không ngừng. Thậm chí nhiều bệnh nhân nấc kéo dài vài tháng.

–  Theo y học cổ truyền nấc có hai thể cơ bản:

+  Nấc thực chứng: tiếng nấc lớn, ợ chua, hôi,  ngực đầy trướng, táo bón, nước tiểu đỏ. Mạch huyền, thực, hoạt, đại.

+   Nấc hư chứng: tiếng nấc nhỏ hơn, bệnh nhân có thở ngắn, tay chân quyết lạnh, mạch hư, ttế muốn tuyệt.

III. Châm cứu điều trị nấc

Châm cứu điều trị nấc
Châm cứu điều trị nấc

1. Chỉ định

– Nấc do uất ức, căng thẳng thần kinh.

–  Nấc sau phẫu thuật ổ bụng

– Nấc do lạnh

– Nấc do ăn uống

2. Chống chỉ định

– Nấc do khối u chèn ép

– Nấc do hẹp môn vị

–  Nấc do ung thư di căn dạ dày.

3. Châm cứu

+ Huyệt chung: Cách du, thiên đột, nội quan.

+ Thục chứng:  Châm tả Cự khuyết, Hành gian, Thiên du, Nội đình, Đản trung.

+ Hư chứng: Châm bổ Trung quản, Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, Đản trung.

Giải thích: – Thiên đột là huyệt hội của mạch Âm Duy và Nhâm Mạch có tác dụng bình giáng nghịch khí

– Nội Quan để làm thông sướng hung cách.

– Cách du là bối du huyệt của hoành cách mô, trị các bệnh của cơ hoành

–  Đàn Trung là huyệt hội của khí giúp lý khí

–  Cự Khuyết thông sướng hung cách

–  Nội đình thanh nhiệt ở Vị

–  Hành Gian tả hoả của tại can

–  Quan Nguyên, khí hải giúp bổ thận khí

– Trung quản, Túc tam lý giúp bổ trung khí.

 

Tham khảo thêm: 

 

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

 

Gọi ngay