Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

Trật khớp đầu xương khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay đã trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Trật khớp khuỷu rất thường gặp. Sau khi nắn, nẹp, đeo đai thì phục hồi chức năng trật khớp khuỷu là một quá trình không thể thiếu.

I. Đại cương

–   Trật khớp khuỷu rất hay gặp, nó đứng hàng thứ 3 trong các ca trật khớp. Đứng sau trật khớp vai và trật khớp ngón tay.

–   Trật khớp khuỷu chiếm 20-25% tổng số các ca trật khớp. Và nó là loại trật phổ biến nhất ở trẻ em trên 5 tuổi.

–   Dưới 20 tuổi, thì trật khớp khuỷu hay gặp gấp 7 lần trật khớp vai.

–   Trật khớp khuỷu gây ra tổn thương khớp khuỷu 28%.

Trật khớp khuỷu
Trật khớp khuỷu

II. Chẩn đoán

  • Triệu chứng: – Xuất hiện sau va đập, giằng kéo, chống tay. Đau dữ dội tại khuỷu.

– Khớp khuỷu lệch khỏi vị trí. Trật khớp ra sau (90%). Trật khớp ra trước ( do vỡ mỏm khuỷu). Trật khớp khuỷu sang bên do vỡ các lồi cầu.

–  Cẳng tay: Ở tư thế gấp khoảng 45°, cẳng tay như bị ngắn lại. Cánh tay lại nhìn như dài ra.

–  Sờ trước nếp khuỷu thấy bờ xương tròn của đầu dưới xương cánh tay. Sờ phía sau thấy mỏm khuỷu nhô ra sau.

–  Gân cơ tâm đầu căng cứng

– Gấp khuỷu nhẹ, thả ra thì xuất hiện dấu hiệu lò xo.

– Mỏm khuỷu, mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng rọc không còn tạo thành hình tam giác mà ngang nhau. Sờ được chỏm xương quay phía sau ngoài khớp.

– Kiểm tra mạch máu, thần kinh, vận động, cảm giác đầu chi.

  • Cận lâm sàng: Xquang khuỷu để xác định kiểu trật. Xác định có gãy xương kèm theo không.

III. Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu được chia thành hai loại hình: có kèm gãy xương và không kèm gãy xương.

Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu
Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

1. Nguyên tắc

–   Giảm đau cho bệnh nhân

–   Phục hồi tối đa tầm vận động của khớp

–   Phòng ngừa cứng khớp, biến dạng khớp

–   Ngăn teo cơ và loạn dưỡng tại khớp.

2. Các phương pháp

a. Không kèm theo gãy xương

–   Nhiệt lạnh trị liệu giai đoạn đầu. Sau đó nhiệt nóng trị liệu: cứu ngải, đèn hồng ngoại, đắp paraphin

–   Điện trị liệu

–   Khi hết sưng nề thì cho bệnh nhân tập vận động khớp vai, khớp khuỷu,khớp cổ tay, ngón tay.

b. Có kèm theo gãy xương

–   Tư thế trị liệu:  Cho bệnh nhân nâng cao tay.

–   Sau 2 tuần tập tăng tầm hoạt động khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng. Với sự trợ giúp chủ động từ tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo. Kết hợp tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay.

–   Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp. Có thể tập kháng trở cho khớp vai , tùy theo bậc cơ của người bệnh mà thay đổi các mức độ.

–    Hướng dẫn bài tập điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay.

c. Thuốc

–    Giảm đau nhóm non-steroids

–   kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium.

–   Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.

d. Theo dõi

–  Theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ. Hay sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.

–   Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc có hiện tượng đau tăng lên.

 

Tham khảo thêm:

 

Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà
Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà

 

 

Gọi ngay