Phục hồi chức năng điều trị tổn thương thần kinh trụ

Tổn thương thần kinh trụ là mặt bệnh thường gặp trên những đối tượng có bất thường về giải phẫu, gãy xương cũ hoặc mới. Hay cũng có thể do bệnh lý khớp viêm tại vùng khuỷu có thể dẫn đến thần kinh trụ bị chèn ép. Bệnh nhân có thể có liệt, rối loạn cảm giác hoặc teo cơ tương ứng. Vì vậy việc phục hồi chức năng điều trị tổn thương thần kinh trụ sớm thì cần thiết để tránh những biến chứng nặng nề.

I Giải phẫu thần kinh trụ

Thần kinh trụ xuất phát đi từ bó trong đám rối thần kinh cánh tay. Sau khi đi xuống cánh tay, quặt ra sau đến rãnh ròng rọc ở khuỷu. Sau đó vòng quanh mỏm trên lồi cầu và xương trụ ra phía trước cẳng tay. Rồi chạy thẳng xuống xương đậu và chia ra 2 thành nhánh vận động và nhánh cảm giác.

 

Giải phẫu thần kinh trụ
Giải phẫu thần kinh trụ

II Chẩn đoán và điều trị tổn thương thần kinh trụ

1. Chẩn đoán

  • Bàn tay bị biến dạng hình ” vuốt trụ”
  • Mất cảm giác ở ngón tay út và 1/2 ngón nhẫn
  • Mất các động tác dạng khép các ngón tay
  • Cho bệnh nhân nắm tay thì ngón 4, 5 và một phần ngón 3 gấp không hết.
  • Mất phản xạ trụ sấp
  • Trương lực cơ giảm
  • Chụp Xquang: phát hiện có gãy xương hay can xương.  Có thể thấy các bất thường khác của xương gây chèn ép thần kinh trụ.
Bàn tay vuốt trụ
Bàn tay vuốt trụ

2. Phục hồi chức năng điều trị tổn thương thần kinh trụ

+ Tổn thương thần kinh trụ có chèn ép ở khuỷu

  • Hướng dẫn tập luyện tránh các động tác kéo căng thần kinh trụ hay gây chèn ép.
  • Sử dụng đệm đỡ
  • Xem xét phẫu thuật nếu không hiệu quả sau điều trị bảo tồn 2-3 tháng và có các biến chứng.

+ Tổn thương thần kinh trụ có chèn ép ở kênh Guyon

  • Điều trị bảo tồn với chấn thương nhẹ và dùng nẹp hỗ trợ
  • Phẫu thuật giải phóng chèn ép với trường hợp nặng và không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

+ Tổn thương thần kinh trụ do chấn thương

Giai đoạn cấp: sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương mới nên bất động với thời gian thích hợp. Tư vấn bảo vệ an toàn cho vùng tổn thương.

Giai đoạn hồi phục: đây là giai đoạn tốt cho việc phục hồi chức năng.

Rèn luyện vận động: tập luyện tăng sức cơ tăng dần. Cần tích cực và kiên trì với cường độ tăng dần mức độ để phục hồi được một số chức năng còn khả năng hồi phục. Kết hợp các động tác chủ động thụ động hướng dẫn bệnh nhân với các động tác phục hồi dạng khép các ngón, cầm nắm đồ vật,…

Rèn luyện cảm giác: Do có tái chi phối thần kinh nên kèm với rèn luyện về vận động cần tái rèn luyện về cảm giác, có thể cho bệnh nhân tiếp xúc sờ nắn và nhận biết đồ vật trên các vùng da được chi phối bị tổn thương. Bắt đầu đơn giản từ cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau cho đến các nhận biết về hình dạng và chất liệu là các cảm giác tinh tế.

phục hồi chức năng điều trị tổn thương thần kinh trụ
Phục hồi chức năng điều trị tổn thương thần kinh trụ

Giai đoạn mãn tính: đến giai đoạn này quá trình phục hồi đã đạt đỉnh. Đồng nghĩa cả về vận động và cảm giác không thể phục hồi hơn được nữa. Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để đề phòng co rút gân cơ, và hỗ trợ cho sinh hoạt hàng ngày.

Tham khảo thêm

Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà
Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà

 

 

Gọi ngay