Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy xương rất thường gặp ở trẻ em. Trong một số trường hợp gãy trên lồi cầu xương cánh tay có thể gây ra những biến chứng đáng ngại. Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là áp dụng các hình thức vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thuốc. Nhằm thúc đẩy quá trình liền xương, các chức năng vận động khớp khuỷu  và phòng tránh các biến chứng.

I. Đại cương

–   Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy phổ biến nhất ở trẻ em sau ngã chống tay. Đặc biệt là trẻ em trai và tay trái bị nhiều hơn tay phải.

–   Biến chứng hay gặp sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay: co rút cơ nhị đầu, hạn chế vận động khớp khuỷu, teo cơ tam đầu do hình thành cốt hoá quanh khớp hoặc do cốt hoá trong cơ. Nếu có biến chứng thần kinh, mạch máu sẽ gây ra các rối loạn nuôi dưỡng chi.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay

II. Chẩn đoán

  • Cơ năng: Xuất hiện sau ngã, thường là ngã chống tay, bệnh nhân đau chói tại vị trí gãy. Có thể có hạn chế vận động khớp khuỷu. Hoặc đau và mất vận động hoàn toàn khuỷu tay ở tư thế gấp
  • Thực thể: vùng trên khuỷu sưng nề, có vết tụ máu nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian từ lúc gãy đến khi khám bệnh. Cần đánh giá cơ lực, tầm vận động khớp khuỷu và các tổn thương thần kinh, mạch máu nếu có.
  • Cận lâm sàng: Chụp X-quang khớp khuỷu tư thế thẳng,  nghiêng. Nhằm để xác định và kiểm tra vị trí gãy,  độ di lệch của xương.

III. Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay nên được thực hiện sớm. Với mục đích đẩy nhanh quá trình liền xương, hồi phục chức năng vận động khớp khuỷu  và phòng tránh các biến chứng.

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

1. Nguyên tắc

–   Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình liền xương

–   Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp.

–   Duy trì tầm vận động khớp, tránh teo cơ.

2. Các phương pháp

a. Giai đoạn bất động

–   Mục tiêu: chống teo cơ,co rút cơ,chống dính khớp, cải thiện tuần hoàn.

–  Phương pháp:

         + Vận động tự do, gập duỗi các ngón tay.

+ Co cơ tĩnh các cơ cẳng tay.

+ Co cơ tĩnh các cơ nhị đầu và tam đầu.

Liệu trình tăng tiến dần. Ở tuần đầu tiên chỉ nên co cơ tĩnh nhẹ nhàng. Sang tuần thứ 2 thực hiện mạnh hơn. Đến tuần thứ 3 co cơ tĩnh tối đa.

b. Giai đoạn tháo bột

–   Mục tiêu: Tăng cơ lực của những cơ teo yếu kết hợp kéo giãn các cơ co rút. Tăng tầm vận động khớp khuỷu, điều trị hội chứng Wolkmann nếu có.

Phương pháp

+ Xoa bóp sâu tạo lực trên cơ bị co thắt quanh khớp. Phá vỡ nơi dính và thư giãn thần kinh.

+ Tăng cơ lực với kỹ thuật đối kháng bằng tay kỹ thuật viên. Hoặc có thể sử dụng bằng dụng cụ đối trọng vừa phải, rồi tăng dần sức cản.

+ Vận động bằng kỹ thuật giữ nghỉ.

+ Hoạt động trị liệu: làm các cử động có liên quan đến cử động gập duỗi khớp khuỷu.

c. Theo dõi

–   Tình trạng của ổ gãy: có đau, hay sưngnề,di lệch,biến dạng không.

–   Tình trạng tổng quát toàn thân.

–   Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

 

Tham khảo thêm:

 

Dịch vụ trị liệu tại nhà
Dịch vụ trị liệu tại nhà

 

 

 

Gọi ngay