Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

Gãy mỏm khuỷu là loại gãy nội khớp, thường do chấn thương trực tiếp. Bởi mỏm khuỷu là nơi bám tận của gân cơ tam đầu cánh tay, nên sau chấn thương do lực co kéo nên thường gãy di lệch nhiều. Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu là một quá trình không thể bỏ qua nhằm đẩy nhanh quá trình liền xương, hạn chế tối đa các biến chứng.

I. Đại cương

–   Mỏm khuỷu ở đầu trên xương trụ, to chồi ra dưới da. Chính cấu trúc này mà khiến mỏm khuỷu dễ bị chấn thương trực tiếp.

–    Mỏm khuỷu ở phía trước cùng vói mỏm vẹt, mỏm khuỷu tạo nên hố xích ma to. Hố này khớp với ròng rọc xương cánh tay. Khớp ròng rọc chỉ cho phép một vận động là gấp duỗi khuỷu.

–   Ở phía sau mỏm khuỷu, thần kinh trụ đi qua sau mỏm trên ròng rọc rồi sau đó đi ra trước ở cẳng tay, đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ.

Gãy mỏm khuỷu
Gãy mỏm khuỷu

II. Chẩn đoán

  • Triệu chứng: Sau chấn thương

– Sưng đau ngay vị trí ngang mõm khuỷu.

– Ba mốc xương thay đổi: xương cánh tay, và hai xương cẳng tay.

– Không gấp duỗi vận động được khuỷu.
– Khó xoay bàn tay vào trong và xoay ra ngoài.
– Rối loạn cảm giác: Có thể thấy tê, giảm cảm giác hoặc cũng có thẻ là cảm giác lạnh ở cẳng tay, bàn tay hoặc các ngón tay.
– Chấn thương nặngcó thể gây tổn thương một trong các dây thần kinh giữa, dây thần kinh quay và dây thần kinh trụ đi qua khuỷu tay.
– Mạch máu đi qua mỏm khuỷu có thể bị chấn thương hoặc chèn ép do chấn thương hoặc sưng.
– Một vết cắt hoặc vết thương hở trên khuỷu tay sau một chấn thương gây tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cân lâm sàng:  Xquang thẳng nghiêng khớp khuỷu chấn thương: Cho biết đường gãy, vị trí gãy và sự di lệch.

III. Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu về cơ bản được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn bất động và sau bất động.

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu
Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

1. Giai đoạn bất động

+ Mục tiêu: 

–   Cải thiện tuần hoàn tại mỏm khuỷu

–   Chống teo cơ do bất động lâu.

+ Các phương pháp:

–  Cho bệnh nhân cử động chủ động ngón tay, cổ tay

–  Hướng dẫn bệnh nhân co cơ tĩnh các cơ vùng đai vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay.

2. Giai đoạn sau bất động

+ Mục tiêu:

–   Cải thiện tuần hoàn tại mỏm khuỷu

–   Phục hồi  tối đa tầm vận động của khớp khuỷu, cũng như các khớp vai, cổ tay, ngón tay

–   Phòng ngừa teo cơ, loạn dưỡng cơ hay cứng khớp.

+ Các phương pháp:

–   Tư thế trị liệu: Nâng cao tay của bệnh nhân.

–   Sau 2 tuần tập tăng tầm hoặt động khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng. Với sự trợ giúp chủ động của tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo. Tập cử động chủ động khớp khủy, cổ tay, ngón tay.

–   Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp. Có thể áp dụng tập có kháng trở, tùy theo bậc cơ của người bệnh mà tăng giảm mức độ.

–   Hướng dẫn bài tập điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay.

3. Theo dõi

–  Theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hay sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.

–   Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc có hiện tượng đau tăng lên.

 

Tham khảo thêm: 

 

Dịch vụ trị liệu tại nhà
Dịch vụ trị liệu tại nhà

 

Gọi ngay