Viêm tuỷ cấp: triệu chứng và điều trị

Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thương cấp tính ở tuỷ sống, có thể tổn thương chất trắng hay chất xám của tuỷ sống hoặc toàn bộ ở một đoạn tuỷ hay vài đoạn kế cận nhau.

Viêm tủy
Viêm tủy

1. Nguyên nhân

Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thương cấp tính ở tuỷ sống, có thể là tiên phát hoặc thứ phát, do virus hoặc vi khuẩn gây nên.

  • Nhiễm khuẩn:
    + Tiên phát: virus dại, poliovirus, ARBO-virus.
    + Thứ phát: do virus (bạch hầu, cúm, sởi), vi khuẩn (lị, phế cầu,tụ cầu, liên cầu), hoặc do các bệnh nhiễm trùng phức tạp khác như trực khuẩn giang mai, thương hàn, lỵ và các loại nhiễm khuẩn huyết khác gây nên.
  • Nhiễm độc: arsen, chì, thuỷ ngân và các kim loại nặng khác. (còn gặp viêm tuỷ do biến chứng của Lupus ban đỏ hệ thống, chiếm khoảng 3,2%, hay gặp đoạn tuỷ cổ-50%, tỉ lệ KTKN + thấp hơn -40%).

 

2.Đặc điểm tổn thương

  • Hình ảnh tổn thương bệnh lý theo quá trình tiến triển bệnh gồm 3 giai đoạn:
    Nhũn tủy đỏ: là giai đoạn bắt đầu của viêm, biểu hiện sung huyết phù nề tủy, giãn mạch, xuất huyết nhỏ, những tế bào thần kinh bị tổn thương tan nhân tạo không bào, vỡ tế bào, các sợi trục bị hủy myelin. Về mặt điều trị chỉ có thể làm tủy hồi phục ở giai đoạn nhũn tủy đỏ.
  • Nhũn tủy trắng: các tế bào và tổ chức thần kinh bị hoại tử, tế bào thần kinh bị phá vỡ hàng loạt, sợi trục bị phá hủy.
  • Xơ hoá: tổ chức thần kinh bị hoại tử được thay bằng tổ chức xơ, xen kẽ các tế bào thần kinh đệm. Đây là sự sẹo hóa chỗ tủy bị tổn thương.

 

3. Viêm tủy ngang cấp

Viêm tủy ngang cấp (VTNC) là thể lâm sàng thường gặp nhất của viêm tủy cấp. Trong thực tế lâm sàng thường hay gặp viêm tủy ngang ở đoạn tủy phình thắt lưng, đoạn tủy ngực, rất ít khi gặp ở đoạn tủy cổ.

Nguyên nhân chủ yếu tiên phát do virus hoặc thứ phát sau cúm, sởi…

3.1. Lâm sàng

3.1.1. Hội chứng nhiễm khuẩn

Bệnh thường khởi phát cấp tính bằng hội chứng nhiễm khuẩn, sốt ở mức độ khác nhau tuy nhiên cũng có trường hợp không sốt rõ; kèm theo đau các dây thần kinh ở khu vực bị viêm, đau lan trong khoanh đoạn da do các khoanh tủy đó chi phối.; sau một vài ngày xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú.

Cũng có trư¬ờng hợp khởi phát bằng hội chứng nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác như  viêm phổi không điển hình, hay xuất hiện ở bệnh nhân đang mắc các bệnh truyền nhiễm khác (viêm gan, quai bị, sởi), hoặc các bệnh khác như luput ban đỏ hệ thống.

Bệnh có thể tiến triển vài giờ hoặc xuất hiện sau một tuần.

3.1.2. Hội chứng thần kinh khu trú

Tổn thương cắt ngang tủy sống do những nguyên nhân cấp tính như viêm tủy cấp có hai giai đoạn tiến triển. Tuỳ theo khu vực tủy bị tổn thương mà có những triệu chứng thần kinh tương ứng, dấu hiệu lâm sàng điển hình của một tổn thương cắt ngang tủy sống như sau:

  • Giai đoạn choáng tủy xảy ra ngay tức khắc, biểu hiện mất chức năng của các đoạn tủy sống bên dưới mức tổn thương và sự giải phóng của các khoanh tủy khỏi sự kiểm soát ở phía trên.
  •  Giai đoạn tự động tủy biểu hiện bằng sự trở lại của một vài hoạt động phản xạ tự động tủy; các phản xạ này bình thường bị ức chế, sẽ xuất hiện khi bó tháp bị tổn thương; xuất hiện muộn từ tuần thứ 4 – 6 và có thể tiếp diễn trong 4 – 6 tháng.

4. Xét nghiệm

  • Dịch não tủy: nhiều trường hợp không thay đổi đáng kể, một số có biểu hiện tăng albumin, bạch cầu.
  •  Máu: có thể tăng tốc độ máu lắng, thay đổi công thức bạch cầu, cấy dịch não tủy và cấy máu ít thấy phân lập được vi khuẩn.
  • Chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu cũng ít trường hợp xác định được rõ loại virus gây bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ tủy sống (MRI):

5. Chẩn đoán

2.3.1. Chẩn đoán xác định

  • Chẩn đoán viêm tủy ngang cấp cơ bản dựa vào lâm sàng.
  • Chẩn đoán định khu căn cứ vào rối loạn vận động và cảm giác.
  • Chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh chụp cộng hưởng từ tuỷ sống.

2.3.2. Chẩn đoán phân biệt

  •  Rối loạn tuần hoàn tủy
  •  U tủy
  • Giang mai tủy sống
  • Xơ não – tủy rải rác
  • Ngoài ra còn phân biệt với:
    + Chấn thương tủy sống.
    + Các bệnh lý của cột sống gây chèn ép tủy.

6. Tiến triển và tiên lượng

  •  Đa số các bệnh nhân viêm tủy đều được hồi phục một phần chức năng thần kinh bị tổn thương, quá trình hồi phục có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm. Khoảng 1/3 số bệnh nhân để lại di chứng ở các mức độ khác nhau: từ rối loạn chức năng mức độ nhẹ, vừa như khó khăn khi vận động, đại tiểu tiện không chủ động; mức độ nặng khi bệnh nhân phải di chuyển trên xe lăn và sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người giúp đỡ.
  • Nếu điều trị sớm, chăm sóc hộ lý tốt, bệnh sẽ hồi phục. Sự hồi phục đầu tiên là vận động (làm thuyên giảm độ liệt), rồi đến chức năng cơ vòng, cuối cùng là cảm giác.
  • Có nhiều yếu tố chi phối đến tiên lượng của bệnh nhân viêm tủy cấp, nhưng thường là một bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng khởi phát nhanh thì tiên lượng xấu hơn bệnh nhân khởi phát chậm.

7. Điều trị

  • Mục đích của điều trị là phục hồi lại những rối loạn chức năng thần kinh trong viêm tủy cấp, làm thuyên giảm các triệu chứng và có chiến lược dự phòng các biến chứng.
  •  Corticosteroid đường tiêm được dùng ngay từ khi có triệu chứng khởi phát hoặc được chẩn đoán. Các thuốc thường được dùng như methylprednisolone hoặc dexamethasone: có thể dùng liều cao, đường tĩnh mạch trong 3 – 5 ngày đầu, sau đó tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên phim chụp cộng hưởng từ tủy sống mà điều chỉnh liều.
  • Phục hồi tổn thương thần kinh bằng các thuốc tăng cường tái tạo bao myelin như nucleo CMP, tăng cường dẫn truyền thần kinh bằng các hoạt chất galantamin như nivalin, paralys và vitamin nhóm B tổng hợp liều cao.
  • Phòng, chống biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu bằng tập vận động, thay đổi tư thế và dùng thuốc chống đông liều nhỏ.
  • Bệnh nhân có thể bị sốc khi biết mình bị viêm tủy, vì vậy trong một số trường hợp phải sử dụng các thuốc chống trầm cảm.
  • Phục hồi chức năngchâm cứu cũng là phương pháp điều trị viêm tủy.
Dịch vị trị liệu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ.

Hội chứng liệt 2 chi dưới.

Châm cứu trị ù tai.

 

Gọi ngay