Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là hội chứng tổn thương viêm các cầu thận của cả hai thận với biểu hiện triệu chứng khởi phát đột ngột bao gồm tiểu ra máu có trụ hồng cầu, protein niệu kèm phù và tăng huyết áp.

Dịch vụ trị liệu tại nhà
      Dịch vụ trị liệu tại nhà

1.Định nghĩa:

Viêm cầu thận cấp là hội chứng tổn thương viêm các cầu thận của cả hai thận với biểu hiện triệu chứng khởi phát đột ngột bao gồm tiểu ra máu có trụ hồng cầu, protein niệu kèm phù và tăng huyết áp.

Viêm cầu thận cấp
  Hình ảnh Thận trái 

2.Triệu chứng:

a) Triệu chứng lâm sàng:

  • Phù: Xuất hiện sau nhiễm cầu khuẩn 1-2 tuần có thể đến 4 tuần. Phù mềm, trắng, ấn lõm; có thể chỉ phù nhẹ ở chân hoặc phù nặng toàn thân.
  • Đái ít hoặc vô niệu
  • Đái máu
  • Tăng huyết áp
  • Suy tim: ít gặp

b) Cận lâm sàng:

  • Máu: Thường có thiếu máu, tốc độ máu lắng tăng, bổ thể máu giảm.

Kháng thể kháng liên cầu ASLO tăng.

Ure, creatinin máu tăng: là biểu hiện suy thận cấp có thiểu niệu hoặc vô niệu.

  • Nước tiểu: Protein niệu trung bình 2-3g/24h ( cá biệt 3.5g/24h), rất ít khi có protein niệu tăng cao như hội chứng thận hư.

3.Điều trị:

3.1. Ăn uống, nghỉ ngơi:

  • Bệnh nhân thiểu và vô niệu có tăng urê, creatinine máu: lượng nước vào 500-600ml/ngày, muối 2g/ngày, Protid 20g/ngày.
  • Bệnh thiểu và vô niệu có phù tăng huyết áp, urê, creatinine máu không tăng: muối 0,5 – 1g/ngày, Protid 40g/ngày.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối từ 3 tuần đến 1 tháng cho đến khi hết triệu chứng. Sau đó trở lại hoạt động từ từ ngay khi còn protein niệu và đái máu vi thể thường từ 6 tuần đến 2 tháng.

3.2.Kháng sinh

Chỉ cho kháng sinh khi còn tồn tại dấu hiệu nhiễm liên cầu.

Thường sử dụng là Pénicilline 1 triệu đơn vị /người lớn, 500.000 đơn vị / trẻ em. Nếu dị ứng Pénicilline thì dùng Erythromycine 0,2 x 5 viên/ngày ở người lớn hoặc Tetracyline.

Kháng sinh dùng trong 10-12 ngày.

3.3.Các thuốc Corticoides

Bao gồm prednisolone, méthylprednisolone. Không có tác dụng trong các thể thông thường, thậm chí có hại. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng trong các thể tiến triển nhanh.

4.Điều trị biến chứng

4.1. Tăng huyết áp.

Kiêng mặn, nghỉ ngơi tuyệt đối.

Thuốc hạ huyết áp: Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay là:

+Thuốc ức chế canxi:Có nhiều thuốc như nifédipine, amlodipine, felodipine, manidipine. Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng chống tăng huyết áp do bệnh thận hiện nay.

+Thuốc ức chế men chuyển: như catopril, enalapril, perindopril. Là nhóm thuốc được xem là có tác dụng bảo vệ thận. Cần lưu ý tác dụng phụ tăng kali máu.

+ Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Trong nhóm này thuốc thường được sử dụng là méthyldopa (Aldomet)

4.2. Phù phổi

Điều trị như các phù phổi khác,cho Lasix liều cao có thể đến 200mg tiêm tĩnh mạch, Uabain, thở oxy, Morphin khi cần thiết.

4.3. Phù não

Truyền glucose ưu trương, Manitol.

4.4. Thể vô niệu

Những nơi không có điều kiện lọc thận nhân tạo có thể điều trị thử Furosemid liều cao hoặc có thể thẩm phân phúc mạc.

Tốt nhất cho cả phù phổi, não, vô niệu là lọc ngoài thận mà thận nhân tạo đóng vai trò hàng đầu.

4.5. Các triệu chứng khác

– Tăng urê máu, creatinine máu, hạn chế lượng protid đưa vào nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng 1200-1600 calo/ngày để chống dị hóa, có thể cho Durabulin hoặc Testosterone 25-50mg/ngày.

– Điều trị tăng K máu bằng glucose 20-30%, 300-500ml + 10-20đv insulin truyền tĩnh mạch trong 1 giờ đến 1g30 phút hay truyền dung dịch kiềm, hoặc có thể sử dụng Resonium (Kayexalate) uống 30g/ngày.

Hoãn các tiêm phòng trong thời gian mắc bệnh viêm cầu thận cấp và ngay cả hai năm đầu sau khi hết viêm cầu thận cấp, nhất là vaccin chống ho gà, uốn ván.

Trong viêm cầu thận cấp thể thông thường điều trị đôi khi chỉ cần nghĩ ngơi, ăn nhạt là đủ.

 

Tham khảo:

 

 

 

Gọi ngay