Phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm CSTL

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngoài việc hỗ trợ điều trị bằng tây y. Thì vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn không dùng thuốc vừa an toàn không rủi ro, không tác dụng phụ lại mang đến hiệu quả cao mà rất nhiều bệnh nhân đang tin tưởng và hỗ trợ điều trị.

I. ĐẠI CƯƠNG

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Hội chứng thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính : thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, sau bên…

II. CHẨN ĐOÁN

1.Lâm sàng và cận lâm sàng

– Lâm sàng:

Có chấn thương cột sống thắt lưng.

Đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ thần kinh hông to.

Có hội chứng cột sống thắt lưng.

Có hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng.

– Cận lâm sàng: dựa vào phim chụp bao rễ thần kinh hoặc phim chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm trên phim MRI
Thoát vị đĩa đệm trên phim MRI

2.Tiêu chuẩn chẩn đoán

– Dựa vào 6 tiêu chuẩn của Saporta (1980):

+ Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.
+ Đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ dây thần kinh hông to, đau có tính chất cơ học.
+ Lệch vẹo cột sống thắt lưng.
+ Có dấu hiệu gập góc cột sống thắt lưng.
+ Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính.
+ Nghiệm pháp Lasègue dương tính.

Khi có 4 trên 6 tiêu chuẩn thì chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm (theo Arseni K, 1973):

+ Giai đoạn I: lồi đĩa đệm gây đau thắt lưng cục bộ.
+ Giai đoạn II: kích thích rễ, hội chứng thắt lưng hông dương tính.
+ Giai đoạn III: chèn ép rễ.
. Giai đoạn IIIa: mất một phần dẫn truyền thần kinh.
. Giai đoạn IIIb: mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh.
+ Giai đoạn IV: hư đĩa đệm – khớp sống, đau thắt lưng hông dai dẳng khó hồi phục.

Chẩn đoán xác định thể thoát vị đĩa đệm (dựa vào phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng):
+ Thoát vị đĩa đệm ra trước: chỉ có hội chứng cột sống, đau thắt lưng mạn tính.
+ Thoát vị đĩa đệm ra sau: là thể hay gặp nhất. Có hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng điển hình.
+ Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống (Schmorl): chỉ có hội chứng cột sống.
+ Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép: bệnh nhân đau rễ thần kinh hông to rất điển hình.
+ Thoát vị đĩa đệm vào ống sống (thể giả u): lâm sàng có hội chứng chèn ép tuỳ hoặc chèn ép đuôi ngựa. Xuất hiện đột ngột sau chấn thương.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sỹ sẽ đánh giá thêm tình trạng tổn thương dựa trên chụp X quang, MRI cột sống thắt lưng.

Bệnh nhân chỉ nên mổ khi có triệu chứng teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện, co rút dây thần kinh hông, đi đứng không được.

Hỗ trợ điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc. Mà sử dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, sóng ngắn, điện trị liệu, vận động trị liệu … Giúp kháng viêm, đào thải độc tố viêm nhiễm, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm áp đĩa đệm, loại trừ dịch đệm chèn ép hệ thống rễ thần kinh, giúp phục hồi hệ thống thần kinh bị tổn thương.

1.Kéo giãn cột sống bằng máy tự động

Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.

Kéo giãn cột sống là tác động cơ học vào vùng kéo nhằm làm mở rộng khoang gian đốt, khôi phục lại cân bằng lực cơ của các hệ thống dây chằng.

Ngoài ra còn có tác dụng lâm sàng giảm đau. Do giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép thần kinh.

Tăng dần vận động của cột sống, khôi phục vị trí đĩa đệm, giảm các di chứng (mất đường cong sinh lý, lệch vẹo cột sống…).

2.Nhiệt trị liệu

Thường dùng nhiệt nóng như đắp paraffin 450C, túi chườm nóng, chiếu hồng ngoại… vào vùng thắt lưng 20-30 phút. Có tác dụng giảm đau, giãn cơ.

Nhiệt khối của sóng ngắn và vi sóng có tác dụng rất tốt. Nhất là đối với viêm thần kinh hông to (đặt dọc dây thần kinh).

3.Điện trị liệu.

Thường dùng kết hợp điện di thuốc có tác dụng kích thích thần kinh hướng tâm qua da. Để giảm đau, giãn cơ, chống viêm.

4.Siêu âm hỗ trợ điều trị.

Siêu âm chế độ liên tục hoặc xung vào 2 bên cột sống thắt lưng và dọc theo dây thần kinh hông to.

Cường độ tùy từng vùng, nếu 2 bên cột sống thắt lưng ở chế độ liên tục có thể dùng 0,6-1W/cm2.

Vùng mông cho siêu âm liên tục thì dùng 1-1,2W/cm2. Vùng cẳng chân siêu âm liên tục là 0,4-0,6W/cm2.

Ở các vùng trên nếu dùng chế độ siêu âm xung thì cường độ có thể tăng gấp đôi.

5.Di động cột sống 

Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế. Khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.

Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.

6.Vận động trị liệu

Người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống.

 

Tham khảo thêm: 

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

 

 

Gọi ngay