PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

I.  ĐẠI CƯƠNG

1.   Định nghĩa

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng xuất hiện trước 5 tuổi, bao gồm các hành vi hoặc hoạt động quá mức, khó kiềm chế với sự thiếu tập trung rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc. Các biểu hiện trên có thể kéo dài trong nhiều năm (ICD-10 và DSM-IV).

Cơn tăng động giảm chú ý
Cơn tăng động giảm chú ý

2.   Tỷ lệ mắc bệnh

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý chiếm từ 3-5% các lứa tuổi, ở lứa tuổi tiểu học gặp 17% ở trẻ trai và 8% ở trẻ gái; tuổi vị thành niên trẻ trai là 11% và trẻ gái là 6%.

II. NGUYÊN TẮC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

–   Điều trị ngay khi phát hiện.

–   Kiên trì trong quá trình điều trị.

–   Phối hợp tích cực giữa gia đình và nhà trường.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT PHCN

Kĩ thuật can thiệp hành vi hiệu quả:

–     Hãy chỉ rõ hành vi thích hợp khi đưa ra lời khen.

–     Đưa ra lời khen ngay lập tức

–   Thay đổi cách diễn đạt lời khen.

–     Lời khen cần nhất quán và trung thực

–     Lờ đi hành vi không thích hợp một cách có lựa chọn.

–     Cất những vật gây mất tập trung

–     Hãy mang đến sự lôi cuốn trong im lặng.

–     Cho phép chỗ thoát ra của “van thoát hơi”

Cho phép trẻ mắc tăng động giảm chú ý rời khỏi lớp học một lúc, có thể để làm một việc vặt nào đó (như mang sách trả thư viện), có thể là một cách tốt để trẻ lắng dịu xuống và cho phép trẻ quay về phòng học để sẵn sàng tập trung trở lại.

–  Củng cố hoạt động

–   Giúp đỡ vượt  rào

–   Trao đổi với phụ huynh

–    Nói chuyện với bạn bè cùng lớp : Nhờ sự tác động của 1 số bạn bè

–    Học kỹ năng xã hội trong lớp học

–    Học kỹ năng giải quyết vấn đề

–     Đánh giá hành vi chức năng (Functional Behavioral Assessment – FBA)

+ Quan sát hành vi và nhận diện những đặc điểm khó hiểu

+ Nhận diện những hoạt động hay sự kiện gì có trước và theo sau hành vi

+ Xác định mức độ thường xuyên xuất hiện của hành vi.

IV. CÁC ĐIỀU TRỊ KHÁC

1.  Liệu pháp thư giãn

Gồm 2 loại: Thư giãn động, căng – chùng cơ và Thư giãn tĩnh – dựa vào tưởng tượng.

–   Thư giãn động, căng – chùng cơ: Trẻ em từ 6 tuổi trở nên có thể tập thư giãn động được, tuy nhiên bác sĩ trị liệu cần biết cách “chế biến” các động tác thành các trò chơi. Ví dụ như thi uốn dẻo, tập đi cầu thăng bằng, tập đứng một chân, tập chui qua đường hầm

–   Thư giãn tĩnh – dựa vào tưởng tượng: Áp dụng với trẻ lớn trên 10 tuổi.

2.  Liệu pháp trò chơi

Chọn chủ đề chơi phù hợp với mục đích trị liệu của bác sĩ và hứng thú của trẻ

3.  Liệu pháp củng cố

–    Củng cố tích cực: Xảy ra khi một điều gì đó (thường là cái trẻ mong muốn) bổ sung vào làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi.

–    Củng cố tiêu cực: Xảy ra khi một cái gì đó (thường là cái trẻ không mong muốn) được dỡ bỏ hoặc lảng tránh, nhờ đó làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi.

Các bước tiến hành.

–   Nhận diện “cái củng cố”

–   Sử dụng “cái củng cố” để duy trì và tăng cường một hành vi được chọn là mục tiêu trị liệu.

–   Tăng cường hành vi thích nghi để làm giảm một hành vi kém thích nghi.

4.  Liệu pháp nhóm

Liệu pháp tâm lý nhóm là quá trình gồm 4 giai đoạn

–   Tập hợp trẻ thành nhóm, bắt đầu bằng các hoạt động cùng

–   Tổ chức trẻ vào cùng một nhóm và tiến hành trò chơi để điều chỉnh.

–   Giai đoạn tiếp theo là kể chuyện, những chuyện kể được chuẩn bị trước và từng người lần lượt kể.

–    Giai đoạn cuối cùng là thảo luận nhóm để mở rộng tầm nhìn và phát  triển tự ý thức của trẻ.

5.  Liệu pháp tâm lý gia đình

Điều chỉnh các mối quan hệ không thuận lợi trong gia đình thường bao gồm những phần việc sau đây:

–    Thảo luận với bố mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình về kết quả thăm khám

–   Tiến hành đồng thời các liệu pháp tâm lý với trẻ và bố mẹ.

Bác sĩ tâm lý nên đưa ra một pháp đồ điều trị cho trẻ gồm một nhóm các liệu pháp tâm lý thích hợp. Đồng thời giúp bố mẹ tìm kiếm cách giải quyết hợp lý những mâu thuẫn trong gia đình.

6.  Thuốc

–   Methylphenidate hoặc dextroamphetamine.

–   Magie pemolin : Tác dụng phụ có thể gây tổn thương cho gan.

–   Pupropion hay Venlafaxine.

–   Thuốc   chống   suy   nhược   ba   vòng   (Imipramine,   Desipramine, Nortriptyline)

–   Clonidine và Guanfacine.

V. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

–    Đánh giá kết quả sau mỗi đợt điều trị.

–   Tái khám theo định kỳ: 2 tháng/ lần.

 

Tham khảo thêm:

Phục Hồi Chức Năng Tại Nhà
Phục Hồi Chức Năng Tại Nhà

 

 

Gọi ngay