Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là phương pháp điều trị quan trọng và cần thực hiện sớm để tránh các biến chứng và giúp người bệnh có thể sớm phục hồi.

1.Các biến chứng thường gặp khi nằm lâu:

  • Loét do đè ép.
  • Viêm phổi do ứ đọng.
  • Biến chứng tuần hoàn…
  •  Các vấn đề về tiết niệu.
  • Teo cơ.
  • Cứng khớp.
  • Giảm hoặc mất vận động.

2.Phòng ngừa và cách khắc phục biến chứng

  • Đặt tư thế đúng.
  • Thay đổi tư thế phù hợp.
  • Vận động sớm.
  • Chăm sóc điều dưỡng hợp lý.
  • Hướng dẫn người nhà cùng chăm sóc người bệnh…

3. CÁC BÀI TẬP “ĐẶT TƯ THẾ TỐT” CHO BỆNH NHÂN

Tác dụng:
– Ngăn ngừa và góp phần điều trị loét do đè ép.
– Ngăn ngừa biến chứng về tuần hoàn, hô hấp….
– Kiểm soát trương lực cơ.
– Ngăn ngừa mẫu co cứng.
– Kích thích vận động.
– Hỗ trợ về giao tiếp.
– Dễ dàng trong chăm sóc.
– Tạo thuận cho ăn uống sinh hoạt…..

“ Tất cả những tư thế tốt sẽ trở thành tư thế không tốt nếu duy trì chúng quá 2 giờ”

4.SỰ TẠO THUẬN CHO VẬN ĐỘNG

Mục đích:
+ Tránh những tổn thương thứ cấp do người bệnh phải nằm hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế:
– Những biến chứng về mặt thể chất như: Teo cơ, cứng khớp, co rút cơ…
– Đau.
– Loét…
+ Cải thiện tuần hoàn.
+ Kiểm soát trương lực cơ.
+ Khôi phục vận động mẫu.
+ Tăng cường cảm thụ bản thể cho người bệnh

5. Các bài tập phục hồi chức năng cho chi dưới.

  • Vận động vùng cột sống thắt lưng.
    – Xoay cột sống thắt lưng trong tư thế “ hook lying”.
    – Gập và duỗi cột sống .
    – Nghiêng phải và nghiêng trái cột sống.
  • Khớp hông: Gập duỗi, dang, áp, xoay trong và xoay ngoài.
  • Khớp gối: Gập, duỗi.
  • Khớp cổ chân: Gập mặt lưng và gập mặt lòng. Và xoay khớp cổ chân
  • Khớp ngón chân: Gập, duỗi
Phục hồi chức năng chi dưới sau tai biến mạch não
Phục hồi chức năng chi dưới sau tai biến mạch não

6. Lý do nên cho bệnh nhân phục hồi chức năng ngồi dậy và đứng lên sớm

– Tăng cường và cải thiện tuần hoàn.
– Kiểm soát trương lực cơ.
– Kích thích sự điêu hợp vận động thể chất của toàn cơ
thể.
– Kích thích cảm thụ bản thể.

7. Dịch chuyển sớm

Dịch chuyển sớm là ngồi dậy hoặc đứng lên trong vòng 24 – 48 giờ sau đột quỵ.
– Theo sự đồng thuận của các chuyên gia về lĩnh vực cấp cứu và hồi sức tích cực thì dịch chuyển sớm cho bệnh
nhân chủ yếu được thực hiện vào ngày 2 sau đột quỵ.
– Vậy các động tác lăn lật, tập VLTL trên giường không đươc coi là dịch chuyển sớm.
Hiệu quả:
– Giúp giảm tỉ lệ tử vong giai đoạn cấp.
– Tăng tỉ lệ sống của bệnh nhân ở những tháng thứ 18 sau đột quỵ.
– Ngăn ngừa và giảm các biến chứng thứ cấp cho bệnh nhân: loét, bí tiểu…

 

8. Mối liên quan giữa thăng bằng và ngã trong người lớn tuổi và trong bệnh nhân TBMMN

 

– Nhóm chỉ luyện tập bài tập thăng bằng giảm 29% tỉ lệ ngã. Nhóm kết hợp cả thay đổi môi trường nhà ở và tập luyện giảm được 32% tỉ lệ ngã. Nhóm luyện tập Tai Chi( thái cực quyền) giảm được 28% tỉ lệ ngã.
– Và luyện tập làm giảm đến 66% tỉ lệ ngã làm gẫy xương.
– Sự thay đổi của môi trường sống của bệnh nhân dưới sự tư vấn của OT giảm 29% tỉ lệ ngã cho người già.
– Sử dụng thuốc kết hợp tập luyện và thay đổi môi trường sống của 66 trường hợp làm giảm 39% ngã.

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch não

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tại nhà.

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ.

Châm cứu trị đau thăng lưng.

Gọi ngay