Liệt tứ chi: triệu chứng và điều trị như thế nào?

Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, bạn sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu.

Liệt tứ chi
Liệt tứ chi

1.NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chính gây ra liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống, nhưng một số tình trạng khác như bại não và đột qụy , liệt cứng tứ chi, liệt tứ chi cột sống cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, tai nạn lao động cũng là những nguyên nhân có thể gây ra liệt tứ chi.

2.TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Các triệu chứng phổ biến của liệt tứ chi bao gồm:

  • Mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang;
  • Khó tiêu;
  • Khó thở;
  • Tê và giảm cảm giác;
  • Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân;
  • Không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương.

3.PHÒNG NGỪA

Kiểm soát và phòng chống liệt tứ chi nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Lái xe an toàn. Tai nạn xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tủy sống. Đeo dây an toàn mỗi khi lái xe hoặc ngồi trong xe ô tô;
  • Cẩn thận để không bị té;
  • Hãy thận trọng khi chơi thể thao;
  • Không lái xe sau khi uống rượu
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.
  • Đảm bảo an toàn lao động, an toàn khi tham gia giao thông.
  • Khám chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể gây biến chứng tổn thương tuỷ sống.
  • Truyền thông, giáo dục bệnh nhân hiểu biết hơn về hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống, biết cách sơ cứu đúng hạn chế tổn thương thứ phát.

4.ĐIỀU TRỊ

Khi chấn thương người bệnh sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng để chữa liệt tứ chi và chăm sóc cho người bệnh liệt tứ chí một cách hiệu quả:

Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, ngay giai đoạn sớm và tiến hành liên tục về sau

Tìm và giải quyết nguyên nhân gây liệt

Phòng, chữa trị kịp thời bội nhiễm và loét bằng các phương pháp:

  • Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện, ít bị tỳ đè nhất, thường xuyên trăn trở, thay đổi tư thế người bệnh, vệ sinh săn sóc da khô sạch … để chống loét do tỳ đè
  • Tập thở, tập ho, vỗ rung lồng ngực… để chống ứ đọng đờm dãi gây nhiễm trùng đường hô hấp
  •  Chăm sóc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh
  • Đặt sond tiểu ngắt quãng 6h/lần; bơm rửa bàng quang thường xuyên để chống nhiễm trùng tiết niệu và đề phòng căng phồng bàng quang
  • Chiếu tia hồng ngoại, tử ngoại để phòng chữa viêm nhiễm lở loét cũng như phục hồi chức năng chi thể và giảm đau đớn cho người bệnh

Xoa bóp bấm huyệt ngày 1 – 2 lần; tập cử động, tập vận động thụ động và chủ động các chi thể bị liệt để duy trì tầm vận động khớp điện xung; điện phân thuốc; châm cứu; thuỷ châm vitamin nhóm B; điện từ trường

Đề phòng huyết khối

Hướng dẫn người nhà và người bệnh tự tập luyện và cách chăm sóc người bệnh liệt tuỷ để chủ động đảm bảo duy trì phục hồi chức năng thường xuyên và lâu dài khi không có thầy thuốc, đặc biệt là sau khi ra viện trở về nhà. Cần thường xuyên theo dõi, kết hợp phục hồi chức năngy học cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, thuỷ châm.

Dịch vị trị liệu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ.

Châm cứu trị ù tai.

Châm cứu trị đau thắt lưng.

Gọi ngay