Gút: triệu chứng học và điều trị

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu.

Bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0.02 – 0,2% dân số. Với 95% là nam giới, trung niên (30-40 tuổi), nữ thường ở tuổi 60 -70.

I.Nguyên nhân và phân loại gút

1.Nguyên nhân

  • Do rối loạn chuyển hóa 1 số enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric.
  • Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh (tiêu tế bào)
  • Giảm thảu trừ acid uric (nguyên nhân do suy thận)

Tuy nhiên , đa số các trường hợp mắc bệnh gút lại là gút nguyên phát. Tình trạng tăng acid uric máu ở gút nguyên phát xảy ra do bất thường nào đó chưa rõ, mà nguồn thức ăn làm nặng thêm.

2. Phân loại gút

  • Gút nguyên phát: nguyên nhân còn chưa rõ. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát do ăn nhiều đồ ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu.
  • Gút thứ phát: là hậu quả của tăng acid uric do tiêu tế bài quá mức hoặc do suy thận.
  • Gút do các bất thường về enzyme: là bệnh di truyền do thiếu hụt hoàn toàn hoặc 1 phần enzyme HGPRT, hoặc tăng hoạt tính enzym PRPP.

II.Yếu tố nguy cơ của bệnh gút.

  • Giới tính: 90 – 95% bệnh nhân gút là nam giới.
  • Tuổi mắc bệnh: nam từ 30 – 50, nữ thường gặp sau mãn kinh.
  • Tình trạng uống rượu bia: 75 – 84% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình 7 – 10 năm.
  • Béo phì: đối tượng có chỉ số BMI > 25 nguy cơ mắc cao gấp 5 lần so với người không béo phì.
  • Tăng acid uric và các rối loạn chuyển hóa khác: tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu là các bệnh thường kết hợp nhau. Tăng cholesterol gặp trong khoảng 20% bệnh nhân gút, tăng triglyceride máu lên tới 40%.
  • Yếu tố gia đình: có thể có yếu tố gen nào đó chưa được phát hiện hoặc do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống giống nhau trong gia đình.
  • Thuốc: dùng kéo dài 1 số thuốc gây ảnh hưởng đến tăng tổng hợp hoặc giảm thải acid uric gây tăng acid uric màu như lợi tiểu thiazid, furosemide, aspirin, thuốc chống lao pyrazynamid.

III.Triệu chứng

1.Cơn gút cấp:

Đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp đột ngột, đau dữ dội. Kèm theo sưng, nóng và đỏ ở khớp bị tổn thường thường là khớp ngón cái. Thời gian đau tăng dần tối đa sau 8 – 12h.

Thường khởi phát sau 1 bữa ăn nhiều đạm hoặc uống rượu quá mức; một chấn thương; một can thiệp phẫu thuật. Cơn thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm, ban ngày có giảm.

Khớp bị tổn thường sưng, da trên đó đỏ hoặc hồng, có thể kèm theo tràn dịch khớp. Đáp ứng tốt với colchicine, có thể thuyên giảm sau 48h.

2.Gút mạn

Nếu không điều trị cơn cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần. Sau khi cơn cấp kết thúc, giữa các đợt cấp hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng. Sau 10 – 20 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tophi.

Gút mạn tính có các biểu hiện sau: hạt tophi, bệnh khớp mạn tính do muối urat, bệnh thận do gút.

Hình ảnh hạt tophi
Hình ảnh hạt tophi trong gút mạn

III.Cận lâm sàng

  • Acid uric máu.
  • Acid uric niệu 24h.
  • Xét nghiệm dịch khớp.
  • Xét nghiệm chức năng thận.
  • Xét nghiệm tìm các bệnh lí kết hợp.
  • Xét nghiệm thông thường: máu lắng, bạch cầu…
  • Xquang khớp tổn thương.
  • Siêu âm khớp tổn thương.

IV.Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Bennett và Wood 1968 được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán:

  1. Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong hạt tophi.
  2. Hoặc có ít nhất 2 trong 4 yếu tố sau:
    • Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất 2 đợt sưng đau của 1 khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
    • Tiền sử hoặc hiện tại có 1 đợi sưng đau khớp bàn ngón chấn cái với các tính chất như trên.
    • Có hạt tophi.
    • Đáp ứng tốt với colchicine (giảm viêm, giảm đau trong 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.

V.Điều trị

  • Chống viêm khớp trong các đợt cấp: colchicine, NSAIDs, corticoid,…
  • Hạ acid uric máu nhằm phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, làm ổn định bệnh lâu dài, ngăn ngừa biến chứng.
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì).
  • Cần điều trị viên khớp cấp trước. Chỉ khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ uric máu.
  • Để điều trị hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận.

Hãy gọi hotline 0972627242 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tại nhà.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Gọi ngay