Bệnh Bướu giáp trạng đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần hoặc bướu giáp không độc còn được gọi là bướu giáp bình giáp, được định nghĩa là tình trạng tuyến giáp lớn nhưng không kèm suy giáp hay cường giáp, không bị viêm hoặc u.

1.Định nghĩa:

Bướu giáp đơn thuần hoặc bướu giáp không độc còn được gọi là bướu giáp bình giáp, được định nghĩa là tình trạng tuyến giáp lớn nhưng không kèm suy giáp hay cường giáp, không bị viêm hoặc u.

Bình thường về hình thái, tuyến giáp có dạng:

  • Hình vuông: 6 x 6cm.
  • Eo tuyến giáp: cao 1,5 cm, rộng 1cm.
  • Mỗi thùy: Cao: 2,5 – 4cm, rộng 1,5 – 2cm, dày 1 – 1,5cm.
  • Tuyến giáp bình thường nặng 10 – 20g.
  • Tuyến màu đỏ nâu, mềm, di động.
    Bướu giáp trạng đơn thuần
    Bướu giáp trạng đơn thuần

2.Phân loại:

Có ba thể bướu giáp đơn thuần:

  • Thể lan tỏa.
  • Thể nhiều nốt.
  • Thể một nốt.

3.Nguyên nhân:

  • Do thiếu iod tuyệt đối: thường do nước uống trong vùng bị thiếu iod.
  • Do các chất làm phì đại tuyến giáp ( thiocyanat, acid para-amino-salicylic (PAS), muối lithium, cobalt, thuốc kháng giáp tổng hợp,…).

4.Chẩn đoán bướu giáp đơn thuần:

4.1.Lâm sàng:

Bệnh thường kín đáo, không có triệu chứng cơ năng. Bướu giáp có thể do người bệnh hoặc người xung quanh phát hiện, hoặc được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát.

– Khám tuyến giáp thấy:

  • Tuyến giáp lớn ở giữa cổ, ranh giới rõ, không dính vào da.
  • Tuyến lớn lan tỏa hoặc dạng nốt.
  • Di động theo nhịp nuốt, không đau.
  • Một tuyến giáp có thể tích bình thường không bao giờ sờ thấy dù người bệnh rất gầy.

Bướu giáp đơn thuần thường có mật độ mềm trong trường hợp bướu giáp nhu mô lan tỏa, cũng có khi mật độ chắc thường thấy trong bướu giáp thể nhân.

Bướu lớn có thể gây các dấu hiệu chèn ép cơ quan và tổ chức xung quanh như:

+ Chèn ép khí quản gây khó thở.

+ Chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây nói khó, nói khàn, nói hai giọng.

+ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù kiểu áo khoác: Phù ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay kèm tuần hoàn bàng hệ ở ngực.

– Phân độ bướu giáp:

Độ 0: Tuyến giáp không lớn.

Độ 1: Sờ thấy bướu giáp lớn, nhưng không nhìn thấy với tư thể cổ bình thường. Khối di động theo nhịp nuốt khi sờ.

Độ 2: Nhìn thấy bướu giáp lớn với tư thể cổ bình thường. Hình ảnh bướu giáp lớn phù hợp với khám khi sờ cổ.

4.2.Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm định lượng TSH huyết thanh có giá trị,  hormone giáp tự do trong giới hạn bình thường.

–  Siêu âm tuyến giáp là thăm dò hữu ích trong đánh giá tuyến giáp, giúp đánh giá hình thái và độ lớn tuyến giáp.

– Chụp phim X quang quy ước vùng cổ và vùng trung thất trên nên thực hiện, có thể thấy hình ảnh chèn ép khí quản nếu có.

– Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và xạ hình tuyến giáp cần được chỉ định trong trường hợp bướu giáp lạc chỗ khu trú trong ngực.

 

5.Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt với bệnh Basedow và bệnh hashimoto.

 

6.Điều trị bướu giáp đơn thuần:

  • Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
  • Điều trị ức chế giáp thông qua ức chế TSH tuyến yên với thyroxin làm giảm thể tích tuyến giáp khoảng 60% các trường hợp sau 9 tháng điều trị. Liều levothyroxin 1,5 – 2,0µg/kg/ngày.
  • Không nên phẫu thuật bướu giáp đơn thuần vì sau đó có thể gây suy giáp, trừ trường hợp nhằm giải phóng sự chèn ép sau khi thất bại với levothyroxin.

 

 

Tham khảo:

 

Gọi ngay