Viêm màng ngoài tim 

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim.

1.Định nghĩa Viêm màng ngoài tim là gì?

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim.

Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim

2.Nguyên nhân viêm màng ngoài tim:

  • Viêm màng ngoài tim do virus.
  • Viêm màng ngoài tim do lao.
  • Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim.
  • Hội chứng Dressler.
  • Hội chứng sau mở màng ngoài tim.
  • Viêm màng ngoài tim do tăng urê máu.
  • Viêm màng ngoài tim do ung thư.

3.Chẩn đoán xác định:

3.1.Lâm sàng:

a) Triệu chứng cơ năng:

  • Đau ngực: đau ở sau xương ức, đau buốt, có thể mức độ nặng dữ dội nhưng cũng có thể âm ỉ kéo dài suốt ngày, đau thường lan lên cổ và ra sau lưng.
  • Thường kèm theo sốt và dấu hiệu đau mỏi cơ như các trường hợp nhiễm virus thông thường.
  • Khó thở đôi khi có thể gặp.
  • Cảm giác căng thẳng, buồn bã và khó chịu.

b) Triệu chứng thực thể:

Nghe thấy có tiếng cọ màng ngoài tim.

3.2.Cận lâm sàng:

  • Điện tâm đồ: diễn biến qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu ( thường xuất hiện vài giờ sau cơn đau ngực đầu tiên ) gồm các dấu hiệu: đoạn ST chênh lên đồng hướng với sóng T dương ở các chuyển đạo trước tim.

+ Giai đoạn thứ hai ( xuất hiện vài ngày sau ): với đoạn ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt xuống.

+ Giai đoạn ba: là giai đoạn sóng T âm đảo ngược.

+ Sau vài ngày đến vài tuần: sóng T sẽ dương trở lại, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh.

  •  Chụp tim phổi: hình tim to thường chỉ thấy trong các trường hợp có tràn dịch màng ngoài tim phối hợp.
  •  Cấy máu, cấy đờm và dịch hút dạ dày: có khả năng giúp chẩn đoán một số các trường hợp viêm màng ngoài tim phức tạp như  do lao (sau 1 tuần), nhiễm khuẩn huyết hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  •  Xét nghiệm máu: thường có tăng bạch cầu, máu lắng tăng và tăng men creatine phosphokinase MB.
  •  Siêu âm tim: Siêu âm tim thường được chỉ định trong các trường hợp ở giai đoạn sau . Dấu hiệu có thể gặp trên siêu âm là khoảng trống siêu âm do dịch màng ngoài tim gây ra ,Hiếm gặp hơn có thể có dấu hiệu màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.
  •  Các xét nghiệm khác: Siêu âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân có thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.

4.Điều trị:

4.1. Điều trị nội khoa:

– Ibuprofen 600 đến 800mg uống chia 3 lần trong ngày, trong 3 tuần hay Indomethacin 25 đến 50mg uống chia 3 lần trong ngày, trong 3 tuần.
– Điều trị chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da (tràn dịch màng tim có ép tim): Chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm màng ngoài tim có tràn dịch nhiều, có ảnh hưởng đến huyết động hay trong trường hợp cần chọc dò để chẩn đoán bệnh nguyên.

4.2.Phẫu thuật

Thực hiện tại cơ sở có trung tâm mổ tim.
– Mở dẫn lưu màng ngoài tim ở dưới xương ức thường chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm màng ngoài tim do ung thư.
– Phẫu thuật cắt màng ngoài tim thường áp dụng trong tràn dịch tái phát nhiều hay viêm co thắt màng ngoài tim.

4.3. Điều trị theo nguyên nhân.

 

Tham khảo:

 

Gọi ngay