Thông liên nhĩ 

Thông liên nhĩ là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải. Điều này khiến cho máu ít oxy được bơm đi nuôi cơ thể, còn máu giàu oxy thì truyền về phổi. Sự tuần hoàn bất thường này có thể gây ra tình trạng tăng áp phổi.

1.Định nghĩa:

Thông liên nhĩ là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải. Điều này khiến cho máu ít oxy được bơm đi nuôi cơ thể, còn máu giàu oxy thì truyền về phổi. Sự tuần hoàn bất thường này có thể gây ra tình trạng tăng áp phổi.

Thông liên nhĩ
Thông liên nhĩ

2.Triệu chứng thường gặp:

Khi mắc bệnh thông liên nhĩ, bạn có thể sẽ không bắt gặp triệu chứng gì trừ khi lỗ hở vách ngăn lớn (lớn hơn 5 mm) hoặc mắc phải khuyết tật khác ở tim.

Nếu lỗ hở lớn, các triệu chứng sau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau khi sinh:

  • Khó thở.
  • Đánh trống ngực (ở người trưởng thành).
  • Nhiễm trùng đường hô hấp (ở trẻ em).
  • Thở gấp khi vận động.

3.Cận lâm sàng chẩn đoán: 

  • Xét nghiệm thông tim.
  • Chụp động mạch vành (đối với bệnh nhân trên 35 tuổi).
  • Nghiên cứu Dople tim.
  • Chụp MRI tim.
  • Siêu âm tim qua thực quản.
  • Điện tâm đồ.
Điện tâm đồ trong thông liên nhĩ lỗ thứ 2
Điện tâm đồ trong thông liên nhĩ lỗ thứ 2

4.Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây ra bệnh thông liên nhĩ vẫn chưa được xác định rõ. Trẻ có thể mắc bệnh do di truyền hoặc do một số yếu tố khác tác động lên người mẹ khi đang mang thai, ví dụ như:

  • Môi trường sống.
  • Chế độ ăn uống.
  • Các loại thuốc mà người mẹ sử dụng…

5.Điều trị bệnh thông liên nhĩ:

Nếu lỗ hở nhỏ, không gây ra triệu chứng gì hoặc chỉ gây các triệu chứng nhẹ, bé có thể không cần điều trị.

Tuy nhiên với trường hợp lỗ hở lớn, khiến cho lượng máu hòa trộn quá nhiều, tim bị sưng hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì bé cần phải được chữa trị.

Một số phương pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc: Thuốc không giúp chữa lỗ hở, nhưng chúng có thể dùng để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra hoặc những nguy cơ của biến chứng sau khi phẫu thuật. Thuốc cũng có thể giúp giữ nhịp tim bình thường, giảm nguy cơ đông máu.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp lỗ hở lớn, bác sĩ có thể đề nghị được phẫu thuật. Có hai thủ thuật chính là:

+ Thông tim (Cardiac catheterization): ở thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một miếng lưới để vá lỗ hở lại. Các mô trong tim sẽ phát triển quanh lưới và lấp liền lỗ hở.

+ Phẫu thuật mở tim: được thực hiện nếu lỗ hở quá lớn. Bệnh nhân sẽ được gây mê và sử dụng máy hỗ trợ tim phổi trong quá trình phẫu thuật.

Nếu không mắc các bệnh tim khác, việc lấp lỗ hở sẽ giúp có được tuổi thọ và cuộc sống bình thường như mọi người.

 

Tham khảo:

 

 

 

Gọi ngay