Suy nhược thần kinh phát hiện sớm thế nào?

Suy nhược thần kinh còn được biết tới với tên gọi khác là kiệt quệ tinh thần. Đây là một trong những căn bệnh thời đại xảy ra do rối loạn thần kinh chức năng. Cụ thể vỏ não và những trung khu dưới vỏ bị suy giảm chức năng do não bộ thường xuyên phải hoạt động quá tải, không được phục hồi kịp thời.

suy nhược thần kinh
suy nhược thần kinh

Thể bệnh suy nhược thần kinh

Dựa theo triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, suy nhược thần kinh có thể chia thành các thể bệnh như sau:

  • Thể nhược: Người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác hưng phấn, không còn ham muốn hay có cảm giác yêu thích với một sự việc nào đó.
  • Thể trung gian: Cảm xúc thay đổi thất thường, lúc buồn chán khi lại vui vẻ bình thường. Bản thân thường xuyên có những suy nghĩ mông lung, nhạy cảm, dễ nổi cáu, nhiều lo lắng, sợ hãi.
  • Thể cường: Người bệnh không thể làm chủ được những cảm xúc, hành động của bản thân. Dễ bị kích động, ức chế trước một sự việc bình thường.

Nhận biết triệu chứng suy nhược thần kinh

Triệu chứng suy nhược thần kinh thường không quá rõ ràng, chính điều này đôi khi khiến người bệnh chủ quan. Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhận biết bệnh sớm người bệnh cần chú ý:

  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh thường bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại tiếp được, ngủ quá ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
  • Tâm trạng thay đổi: Thay đổi về tâm trạng dễ bực tức, dễ nổi cáu, cảm giác tội lỗi mặc dù không làm gì có lỗi; dễ xúc động, dễ khóc và đôi khi trầm lặng suy nghĩ mông lung, vô định.
  • Cô lập bản thân: Người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tránh xa mọi thứ xung quanh, họ thích ở một mình, làm việc một mình.
  • Rối loạn cảm giác: Với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, chán nản, mệt mỏi, buồn bã… Họ rất dễ nhạy cảm và dễ bị ám thị.
  • Rối loạn thực vật nội tạng: Huyết áp không ổn định khi tăng khi hạ, mạch rối loạn khi chậm khi nhanh, thân nhiệt tăng, thường xuyên tiết mồ hôi; tim hồi hộp thường xuyên đánh trống ngực, phụ nữ rối loạn thần kinh, đàn ông liệt dương,…
  • Đau đầu: Những cơn đau đầu dữ dội thường xuyên đến, đau nhiều ở trán, hai bên thái dương, khi chỉ đau một bên đầu. Ngoài ra, thị lực của người bệnh cũng suy giảm.
  • Luôn cảm thấy mình bị bệnh: Người bị suy nhược thần kinh luôn nghĩ rằng mình có bệnh nào đó. Chính những lo lắng, suy nghĩ thái quá khiến họ luôn trong tình trạng hoang mang, đầu óc quay cuồng.
  • Suy giảm trí nhớ, mất tập trung: Khi thần kinh suy nhược, người bệnh sẽ luôn bị mất tập trung, suy nghĩ luôn mông lung, chồng chéo, những ý nghĩ vô định, càng nghĩ càng rối và căng thẳng. Lâu dần người bệnh thường khó có thể tập trung trong mọi việc dẫn tới giảm hiệu suất học tập, công việc.

Tìm hiểu nguyên nhân suy nhược thần kinh

Theo các bác sĩ tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân gây suy nhược thần kinh, có thể xuất phát từ chính người bệnh hoặc tác động từ các yếu tố bên ngoài. Trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây bệnh bao gồm:

  • Stress, căng thẳng kéo dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị kiệt quệ tinh thần. Cường độ làm việc cao không có thời gian nghỉ ngơi, những áp lực về con cái, kinh tế, những câu chuyện cuộc sống,… có thể gây ra tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Lối sống không khoa học: Bệnh thường xảy đến ở những người thường xuyên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… Hoặc thức quá khuya, làm việc không khoa học, không dành thời gian nghỉ ngơi,…
  • Cú sốc tâm lý: Những sự việc đến bất ngờ đến mức vượt sức chịu đựng, bế tắc trong việc tìm phương án giải quyết, suy nghĩ nhiều khiến tinh thần kiệt quệ.
  • Tác động bên ngoài: Môi trường xung quanh bị ô nhiễm tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, tính chất công việc phải lao động trí óc quá mệt mỏi, thường xuyên thay đổi chỗ làm chỗ ở,… cũng được xem là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh.
Dịch vị trị liệu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Tăng huyết áp theo y học cổ truyền.

Thoát vị đĩa đệm.

Cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Gọi ngay