Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính phổ biến ở Việt Nam cũng như tại nhiều nước khác. Tỷ lệ măc bệnh khoảng 0,5 – 1% dân số một số nước Châu Âu và khoảng 0,17 – 0,3% ở các nước Châu Á, tại miền Bắc Việt Nam là 0,28% và thường gặp ở nữ ( nữ:nam = 3:1). Do đó nên mục đích điều trị là kiểm soát các đợt tiến triển của bệnh. Ngoài các thuốc chống thấp khớp kinh điển và thuốc sinh học thì phục hồi chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Nguyên nhân bệnh

Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch
Vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…)

Các yếu tố thuận lợi: nhiễm khuẩn (Epstein – Barr virus… hoặc vi khuẩn đường ruột…); cơ địa (cơ thể suy yếu, chấn thương…); hoặc yếu tố mội trường (lạnh ẩm kéo dài); tuổi, giới (trên 40 tuổi, nữ); tính chất gia đình, HLA-DR4

Chẩn đoán

Tiêu chuẩn ACR – 1987:

Có 7 tiêu chuẩn:

  1. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
  2. Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số 14 khớp sau: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2), bàn ngón chân (2).
  3. Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
  4. Sưng khớp đối xứng.
  5. Có hạt dưới da.
  6. Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).
  7. Hình ảnh X quang điển hình.

Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn trở lên.

Phục hồi chức năng

Bệnh nhân viêm khớp dang thấp mạn gây biến dạng khớp và hạn chế về các chức năng:

  • Đau, sưng và hạn chế vận động các khớp
  • Cứng khớp, dính khớp và hạn chế tầm vận động của khớp
  • Giảm các hoạt động chức năng ( sinh hoạt hằng ngày, di chuyển…)
  • Teo cơ, co cứng cơ, co rút cơ.
  • Yếu cơ do hạn chế vận động của khớp.

Mục tiêu phục hồi chức năng

  • Giảm đau
  • Giảm co cứng và co rút cơ
  • Duy trì tầm vận động của chi thể
  • Tăng cường các hoạt động chức năng của tay, chân, cột sống.
  • Tăng sức mạnh cơ

Các biện pháp phục hồi chức năng

  • Tập các hoạt động chức năng.
  • Tập hoạt động sinh hoạt hằng ngày: ăn uống, vệ sinh, tắm giặt…
  • Tập hoạt động trị liệu.
  • Tập di chuyển đi lại.
  • Tập các bài tập cột sống để duy trì tầm vận động cột sống.
  • Có thể sử dụng các dụng cụ trợ giúp chức năng: đai tay, nạng, nẹp hoặc xe lăn…
  • Tập mạnh cơ ở tay, chân, hoặc thân mình bằng bài tập có kháng trở.
  • Tập mạnh cơ với các dụng cụ: bàn tập khớp gối, bàn tập khớp cổ tay, tạ tay, ròng rọc, xe đạp tập…
  • Các bài tập chịu trọng lượng.
  • Đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao, lên cầu thang…
phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp

 

Xin xem thêm tại:

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y

Phục hồi chức năng tại nhà.

 

Gọi ngay