Phục hồi chức năng trật khớp vai

Khớp vai gồm một trụ cầu và hõm chứa đầu cầu. Trật khớp vai xảy ra là khi trụ cầu xương cánh tay bị trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy nên bạn rất dễ bị trật khớp. Sau khi nắn và đeo nẹp thì phục hồi chức năng trật khớp vai là không thể thiếu.

I. Đại cương

–   Định nghĩa: Trật khớp vai là chấn thương làm lệch chỏm đầu xương cánh tay ra khỏi khớp chỏm đầu xương cánh tay -mỏm cùng vai. Trật khớp vai làm biến dạngkhớp.

–    Tiến triển của trật khớp vai: Trật khớp vai nếu được nắn chỉnh sớm, điều trị sớm sẽ tiến triển tốt mà không để lại biến chứng gì. Nếu không nắn chỉnh, điều trị kịp thời sẽ có các biến chứng đáng tiếc như cứng khớp, trật tái diễn, hạn chế vận động khớp vai.

Trật khớp vai
Trật khớp vai

II. Chẩn đoán

  • Cơ năng: Thường xuất hiện sau một va chạm tại khớp vai rất mạnh như chơi thể thao hoặc tai nạn ngã đập. Xuất hiện biến dạng tại khớp vai, đau dữ dội. Không thể di chuyển được khớp hoặc cánh tay bên trật. Tê, co giật hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.
  • Thực thể: –   Với đường nhìn từ trước của người bệnh: Thấy mỏm vai thấp xuống do đầu xương cánh tay trật xuống. Mỏm cùng vai thì nhô lên nên gọi là dấu hiệu “gù vai”. Ở dưới cơ Delta, trên cơ tam đầu cánh tay thì lõm. Góc gấp như hình gãy gọi là dấu hiệu “nhát rìu”. Cánh tay dạng với thân 30º -40º.-   Nếu nhìn phía nghiêng của người bệnh : đầu xương cánh tay gồ ra đẩy lên phía trước. Rãnh giữa cơ Delta và cơ ngực lớn bị đầy.-   Sờ nắn: đi sâu vào vùng nách thấy hõm khớp rỗng, sờ dưới mỏ quạ thấy được đầu xương cánh tay.
  • Cận lâm sàng:Xquang khớp vai thẳng, nghiêng: đầu xương cánh tay lệch khỏi vị trí ổ khớp.

Siêu âm khớp vai: xác định có tổn thương gân cơ, dây chằng, bao khớp.

III. Phục hồi chức năng trật khớp vai

Sau khi nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng đeo. Bạn sẽ bắt đầu chương trình phục hồi chức năng trật khớp vai dần dần để khôi phục lại khả năng vận động, sức mạnh và sự ổn định cho khớp vai.

Phục hồi chức năng trật khớp vai
Phục hồi chức năng trật khớp vai

1. Nguyên tắc

–   Nắn trật khớp vai càng sớm càng tốt.

–   Giảm đau, giảm phù nề

–   Chống dính khớp

–   Giảm sự kéo giãn dây chằng, bao khớp

–   Phục hồi chức năng tầm vận động khớpvai

–   Phục hồi chức năng sinh hoạt hàngngày.

2. Các phương pháp

–   Tư thế trị liệu: sau khi nắn khớp vai xong. Bệnh nhân cần để tay ở tư thế chức năng. Có thể dùng băng treo tay để giảm trọng lượng chi.

–   Nhiệt trị liệu: Nguyên tắc cần chú trọng trong giai đoạn cấp dùng nhiệt lạnh. Trong giai đoạn mạn dùng nhiệt nóng: tia hồng ngoại, ngải cứu, chườm nóng hoặc parafin.

–   Vận động trị liệu:

+ Sau nắn chỉnh 3 – 4 ngày đầu có thể thực hiện co cơ tĩnh các nhóm cơ khớp vai và đai vai

+ Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh. sau đó kết hợp thực hiện tập vận có kháng trở ở mức nhẹ nhàng và không gây ra cử động khớp vai.

+ Từ tuần thứ 2 trở đi tập vận động có trợ giúp của kỹ thuật viên nhằm tăng tầm vận động khớp vai dần đần. Nhưng cần hạn chế vận động chủ động mạnh.

–   Điện trị liệu: điện xung, điện phân, giao thoa…

–   Thủy trị liệu: bơi nhẹ nhàng và các phương thức thủy trị liệu phù hợp khác.

–   Hoạt động trị liệu với bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai.

3. Thuốc

–    Thuốc giảm đau: Steroid, Non-steroid

–     Thuốc giảm phù nề: các men (α chymothrypcine,α choay), Corticoide khi cần thiết

–      Các thuốc chống viêm khi có viêm.

4. Theo dõi

Tái khám định kỳ 3 tháng tại các cơ sở phục hồi chức năng

 

Tham khảo thêm: 

 

Dịch vụ trị liệu tại nhà
Dịch vụ trị liệu tại nhà

 

 

Gọi ngay