Loét dạ dày tá tràng: triệu chứng và điều trị

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Bệnh có tỉ lệ mắc cao,  mãn tính và dễ tái phát.

viêm loét dạ dày tá tràng
viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

  1. Nhiễm trùng
  • Helicobacter pylori
  • Herpes simplex virus
  • Cytomegalo virus
  1. Do thuốc
  • NSAIDs và aspirin
  • Corticoid
  • Biphosphonat
  • Clopidogel
  1. Điều trị hóa chất
  2. Loét dạ dày tá tràng do tự miễn
  3. Loét liên quan đến bệnh mãn tính hoặc suy đa tạng
  • Loét do stress
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Xơ gan
  • Suy thận
  1. Nguyên nhân khác
  • U bài tiết gastrin
  • Tăng hoạt động của tế bào G ở hang vị
  • Chiếu xạ
  • Crohn, sarcoidosis

Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng

Đau bụng chủ yếu vùng thượng vị là triệu chứng gần như là khẳng định của bệnh nhân. Đau có thể từ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc ổ loét, tính chất đau có ít nhiều khác biệt.

Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, ợ chua…

Khám bụng: Thường không thấy gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng chướng hoặc co cứng nhẹ.

Cận lâm sàng

Nội soi dạ dày được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.

Test xác định H.P thường dùng:

  • Ure test hoặc nuôi cấy mảnh sinh thiết
  • Test thở

Biến chứng

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: là biến chứng thường gặp nhất.
  • Thủng ổ loét dạ dày.
  • Hẹp môn vị.

Điều trị loét dạ dày tá tràng

  • Các thuốc trung hòa acid dịch vị.
  • Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, pantoprazole, rabeprazol, esomeprazole…
  • Các thuốc kháng H.P: Bismusth, kháng sinh (amoxicillin, clarithromycin, fluoroquinolon…)
  • Chế độ sinh hoạt nên kiêng: thuốc lá, chất kích thích (rượu, bia, café..). Hạn chế lạm dụng các thuốc NSAIDS, corticoid…. Tránh các căng thẳng về tâm lý.
  • Ngoài ra ta còn có thể kết hợp YHCT để điều trị loét dạ dày tá tràng.

Xin xem thêm tại:

Châm cứu tại nhà.

Phục hồi chức năng tại nhà.

 

Gọi ngay