Hội chứng ruột kích thích
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý tiêu hóa mạn tính, diễn biễn liên tục hoặc gián đoạn với đặc trung là đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai.
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý, một trạng thái không hòa hợp giữa tinh thần và nội tạng hơn là một bệnh lý đặc hiệu. Hội chứng ruột kích thích không có bất thường rõ ràng hoặc một nguyên nhân đặc hiệu. Chẩn đoán thường có tính chủ quan nhất, còn điều trị thì thường không hiệu quả.
Dịch tễ
- Giới: bệnh thường gặp ở nữ nhiều gấp 4 lần ở nam giới. Ngoài ra các bệnh nhân nữ thường có triệu chứng nhiều hơn, khó chịu hơn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày hơn.
- Tuổi: HCRKT ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người trẻ nhiều hơn người già, tần suất thường giảm đi sau 50 tuổi.
- Tâm lý bệnh học: tần suất các triệu chứng về tâm thần thường gặp ở nhóm HCRKT cao gấp 3 lần so với nhóm bệnh lý tiêu hóa thực thể. Trong đó thường gặp như sợ hãi ám ảnh, rối loạn giấc ngủ, triệu chứng tâm thể, cơn hoảng hốt, nghiên rượu cũng thường gặp nhiều hơn nhóm người bình thường. Ngược lại tần suất của HCRKT cũng lên đến 13 – 71% trong nhóm bệnh nhân tâm thần tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán.
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Hội nghị ở Roem đã đưa ra tiêu chuẩn giúp chẩn đoán HCRKT như sau:
- Các triệu chứng kéo dài tối thiểu 12 tuần, nhưng không bắt buộc phải liên tục, đau bụng hoặc khó chịu ở bụng với 2 trong 3 tính chất sau:
- Các đau giảm khi đại tiện
- Khởi phát đau có liên quan với sự thay đổi về số lần đi cầu
- Khởi phát đau có liên quan đến sự biến đổi về hình thái của phân
- Triệu chứng gợi ý chẩn đoán:
- Số lần đại tiện thay đổi (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần)
- Tính chất phân bất thường (cứng, lỏng hoặc toàn nước) >1/4 số lần đại tiện
- Cảm giác bất thường khi đi đại tiện( rặn, đi gấp hoặc cảm giác đại tiện phân không hết) >1/4 số lần đại tiện
- Đi ra nhiều nhầy >1/4 số lần đại tiện
- Đầy bụng, cảm giác chướng bụng >1/4 số ngày
Cận lâm sàng
- Hb, Hct, WBC, tốc độ máu lắng
- Nội soi trực tràng hoặc đại tràng sigma
Điều trị
- Không có điều trị tiệt căn với HCRKT, tuy nhiên 1 điều trị hiệu quả sẽ góp phần làm giảm bớt triệu chứng và dẫn đến sự lui bệnh trong nhiều năm.
- Điều trị HCRKT còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể và kết quả điều trị triệu chứng với sự biến đổi các rối loạn về tâm lý và hoàn cảnh sống.
- Các thuốc sử dụng trong HCRKT:
- Thuốc chống co thắt: dicyclomie hydrochloride, hyoscyamine butylbromide…
- Thuốc chống tiêu chảy: loperamide hydrochloride, diphenoxylate hydrochloride…
- Thuốc chống táo bón: methyl cellulose…
- Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline hydrochloride, imipramine hydrochlorid…
Xin xem thêm tại