Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh van tim đặc trưng bởi sự hẹp lỗ van hai lá của tim. Hẹp van hai lá là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh tim mắc phải, chiếm khoảng 40% các bệnh van tim. Bệnh chủ yếu gặp ở Nữ (70-90%). Nguyên nhân chủ yếu do thấp (60%), khoảng 20% không rõ nguyên nhân và một số ít do bẩm sinh.

1.Định nghĩa:

Hẹp van hai lá là một bệnh van tim đặc trưng bởi sự hẹp lỗ van hai lá của tim. Hẹp van hai lá là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh tim mắc phải, chiếm khoảng 40% các bệnh van tim. Bệnh chủ yếu gặp ở Nữ (70-90%). Nguyên nhân chủ yếu do thấp (60%), khoảng 20% không rõ nguyên nhân và một số ít do bẩm sinh.

Hình ảnh hẹp van hai lá
Hình ảnh hẹp van hai lá

2.Nguyên nhân:

Phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá là do biến chứng tại tim của sốt thấp khớp và dẫn tới thấp tim.

Các nguyên nhân gây hẹp van hai lá ít phổ biến hơn là:

  • Sự vôi hóa van hai lá, vòng van hai lá.
  • Mảng sùi trong viêm nội tâm mạc.
  • Biến chứng của carcinoid ác tính.
  • Lupus, viêm đa khớp dạng thấp.
  • Điều trị với methysergide.
  • Khiếm khuyết biến dưỡng di truyền.

3.Chẩn đoán hẹp van 2 lá:

3.1.Lâm sàng:

a)  Triệu chứng cơ năng:

+ Khó thở khi gắng sức: thể hiện ngày càng nặng.

+ Ho: thường ho khan, có thể ho ra máu.

+ Đau ngực: do động mạch phổi bị giãn căng gây kích thích các thụ cảm thần kinh dưới nội mạc động mạch và do thiếu oxy cơ tim vì giảm lưu lượng động mạch vành.

+ Ngất: có thể xảy ra khi gắng sức. Nguyên nhân thường do giảm lưu lượng thất trái nặng đột ngột.

b) Triệu chứng thực thể:

+ Tím tái: Thể hiện rõ khi bệnh nhân gắng sức.

+ Rối loạn nhịp tim: thường gặp loạn nhịp rung nhĩ. Trước khi có rung nhĩ thì thường đã có ngoại tâm thu.

+ Sờ: thấy có rung mưu tâm trương ở mỏm tim.

+ Nghe tim:

– Tiếng T1 đanh ở mỏm tim.

–  Rung tâm trương: nghe rõ ở mỏm tim và lan ra nách trái, có thể chiếm toàn bộ thì tâm trương.

– Tiếng Clac mở van hai lá

– Tiếng thổi tâm trương ở huyệt động mạch phổi

– Tiếng T2 tách đôi.

3.2.Cận lâm sàng:

  •  X. quang:

+ Trên phim chụp thẳng thấy:

– Bờ trái có hình 4 cung: cung động mạch chủ, cung động mạch phổi và cung nhĩ trái nổi lên một cách bất thường, cung thất trái thường thẳng đứng.

– Bờ phải thường vồng và có hình 2 cung nhĩ do nhĩ trái căng to ra .

– Một số trường hợp có thể thấy hình đốm vôi hoá do van tim bị xơ và vôi hoá.

+ Trên phim chụp nghiêng (có thuốc cản quang thực quản) thấy:

– Thực quản bị chèn ép do nhĩ trái giãn to.

– Khoảng sáng trước tim hẹp lại (do thất phải giãn to), khoảng sáng sau tim bình thường.

Hình ảnh Xquang hẹp van hai lá
Hình ảnh Xquang hẹp van hai lá
  •  Điện tim:Trục điện tim chuyển phải (dày thất phải). Sóng P cao, rộng hoặc có hai đỉnh (dày hai nhĩ). Có thể có rung nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn.
  • Siêu âm:Các thăm khám bằng siêu âm (chụp siêu âm và nghiên cứu Doppler tim)  xác định được các triệu chứng của hẹp van hai lá.

4.Phương pháp điều trị hẹp van hai lá:

  • Nếu chẩn đoán hẹp van hai lá nhẹ nên đi khám định kỳ để được theo dõi tiến triển của van hai lá.
  • Nếu đã xuất hiện các triệu chứng thì được chỉ định thuốc lợi tiểu, thuốc chặn kênh beta hoặc thuốc chặn kênh canxi để điều trị.
  • Phẫu thuật được chỉ định khi hẹp ven hai lá nặng. Các phương pháp phẫu thuật gồm:

+ Mổ tạo hình van hai lá bằng phương pháp mổ tim mở

+ Tách van hai lá hẹp bằng bóng qua da

+ Phương pháp mổ thay van hai lá

+ Phẫu thuật ghép tim

5.Hạn chế sự tiến triển của hẹp van hai lá:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Chăm sóc răng cẩn thận: Dùng bàn chải và chỉ tơ nha khoa và gặp nha sĩ thường xuyên.
  • Hạn chế muối.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Cắt giảm caffeine, rượu và các chất có cồn.
  • Tập thể dục.

 

Tham khảo:

 

 

Gọi ngay