Đột quỵ: triệu chứng, điều trị như thế nào

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng đột quỵ

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  • Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  • Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ

Điều trị

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

  • Từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.
  • Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục.

Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ:

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Biến chứng:

  • Phù nề não.
  • Đau tim: Xơ vữa động mạch, động mạch bị xơ cứng, thu hẹp làm tăng nguy cơ đau tim.
  • Động kinh: Người bệnh xuất hiện các cơn co giật do hoạt động của não không ổn định sau đột quỵ.
  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Mất khả năng vận động lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân gây nghẽn mạch máu.
  • Suy giảm chức năng nhận thức.
  • Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.
  • Tay chân bị co cứng, khó vận động.
  • Viêm phổi
  • Viêm loét do mất khả năng vận động, phải nằm liệt giường trong thời gian dài.
Phục hồi chức năng tại nhà

Xin xem thêm tại:

Châm cứu tại nhà.

Phục hồi chức năng đột quỵ.

Gọi ngay