Châm cứu điều trị viêm mũi xoang

Y học cổ truyền rất có lợi thế trong điều trị viêm mũi xoang bởi có nhiều bài thuốc bài nùng sinh cơ uống vào đùn hết mủ ra và sinh ra lớp niêm mạc mới. Ngoài dùng thuốc, việc kết hợp châm cứu điều trị viêm mũi xoang đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan.

1.ĐẠI CƯƠNG

Đông y thường điều trị ghép bệnh viêm mũi với viêm xoang bởi mũi thông lên xoang, khi đã viêm mũi rồi thì ít người không viêm xoang.

Khi bị viêm mũi xoang, nếu dùng kháng sinh để điều trị có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng những hoại tử như bã đậu tàng tích trong hốc xoang không mất đi.

Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang

Vì thế y học hiện đại dùng biện pháp mổ lật ra và hút các mủ đọng ở bên trong. Nhưng ở những lỗ nhỏ, những vách ở phía sau thì không thể hút sạch được, chính vì thế chỉ sau khi mổ 1 thời gian bệnh lại tái phát.

Y học cổ truyền rất có lợi thế trong điều trị viêm mũi xoang bởi có nhiều bài thuốc bài nùng sinh cơ uống vào đẩy hết mủ ra và sinh ra lớp niêm mạc mới. Ngoài dùng thuốc, việc kết hợp châm cứu điều trị viêm mũi xoang đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan.

2.CHỨNG TRẠNG

Chứng trạng thường gặp của viêm mũi xoang như đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi đặc, nước mũi màu vàng hoặc xanh thậm chí chảy nước mũi xuống họng.

Có thể kèm theo sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nếu trong đợt cấp.

3.PHÁP VÀ PHƯƠNG ĐIỀU TRỊ THEO TỪNG THỂ BỆNH

Châm cứu điều trị viêm mũi xoang
Châm cứu điều trị viêm mũi xoang

3.1. Viêm xoang do phong nhiệt ở kinh Phế

Phép trị: Sơ phong, tuyên Phế, thanh nhiệt, thông mũi.

Phương huyệt: Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương, Hợp cốc, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết.

– Giải thích: Thượng tinh tán phong, thanh nhiệt. Hợp với Ấn đường để tuyên thông xoang mũi, thanh tiết nhiệt. Nghinh hương là huyệt chủ yếu trị viêm xoang, ở gần lỗ mũi, có tác dụng sơ điều khí của kinh thủ Dương minh, tuyên tiết nhiệt ở Phế làm cho mũi thông. Phong trì sơ phong, thanh nhiệt. Hợp cốc hợp với Nghinh hương để tiết tà nhiệt. Phong môn sơ điều kinh khí của kinh túc Thái dương, khử phong, tán hàn, tuyên Phế, giải biểu. Liệt khuyết thông kinh khí của kinh Dương minh và Thái âm, tuyên Phế, thông mũi.

3.2. Viêm xoang do uất nhiệt ở Đởm

Phép trị: Thanh tiết Can Đởm, thông mũi.

Phương huyệt: Phong trì, Thượng tinh, Ấn đường, Thái xung, Dương lăng tuyền, Chiếu hải.

Giải thích: Thượng tinh tán phong, thanh nhiệt, hợp với Ấn đường để tuyên thông mũi, thanh tiết nhiệt. Phong trì sơ điều kinh khí của kinh Thiếu dương, tán nhiệt, làm nhẹ đầu, mắt. Thái xung sơ tiết kinh khí ủng trệ, tuyên thông khí huyết, điều Can, lợi Đởm; Dương lăng tuyền tả uất hỏa ở kinh Tam tiêu và Đởm; Chiếu hải tư âm, tráng thủy, tả hỏa; Ấn đường là huyệt chủ yếu trị viêm xoang, có tác dụng thông mũi.

3.3. Viêm xoang do thấp nhiệt ở Tỳ vị

Phép trị: Lợi thấp, tả nhiệt, khử đờm, hóa trọc.

Phương huyệt: Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương, Trung quản, Tỳ du, Công tôn, Âm lăng tuyền, Phong long.

Giải thích: Tỳ du hợp với Trung quản để kiện Tỳ, ích khí, lợi thấp, thăng thanh giáng trọc; Công tôn kiện vận Tỳ khí; Hợp với Âm lăng tuyền kiện Tỳ, táo thấp, lợi thủy; Phong long là huyệt chủ yếu để kiện Tỳ, khử đờm, hóa trọc; Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương để tuyên Phế, thông mũi, làm nhẹ đầu, sáng mắt.

3.4. Viêm xoang do Phế khí hư hàn

Phép trị: Bổ phế, ích khí, sơ tán phong hàn.

Phương huyệt: Thượng tinh, Ấn đường, Phế du, Thái uyên, Thái khê.

Giải thích: Phế du sơ thông kinh khí ở vùng lưng, tuyên Phế, tán hàn; Thái uyên bổ ích Phế khí, khử phong, hóa đờm; Thái khê bổ Thận âm, tráng Thận thủy. Hai huyệt này phối hợp có tác dụng bồi bổ chân nguyên để giúp cho Phế khí; Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương để tuyên Phế, thông mũi, làm nhẹ đầu mặt.

3.5. Viêm xoang do Tỳ khí hư nhược

Phép trị: Kiện Tỳ, ích khí, thanh thấp hóa trọc.

Phương huyệt: Ấn đường, Nghinh hương, Bách hội, Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý, Tam âm giao.

Giải thích: Túc tam lý để trợ Vị khí, bổ Tỳ khí, giúp vận hóa thức ăn; Tỳ du hợp với Trung quản để kiện Tỳ, ích khí, lợi thấp, bồi bổ thêm cho gốc của hậu thiên; Bách hội thăng đề dương khí, điều tiết khí huyết, thông kinh khí; Tam âm giao bổ 3 kinh âm, tư Thận, ích Tỳ, dưỡng Can, hòa huyết mạch; Ấn đường, Nghinh hương là huyệt cục bộ để tuyên thông mũi.

Liệu trình điều trị từ 7-10 ngày (mỗi ngày châm cứu 1 lần), bệnh lâu ngày có thể châm cứu 2-3 liệu trình là đỡ hoặc khỏi, có thể kết hợp dùng thêm thuốc để chống tái phát.

 

THAM KHẢO THÊM:

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

Gọi ngay