Châm cứu điều trị cảm mạo phong hàn

1.ĐẠI CƯƠNG

  • Cảm mạo là tên gọi chung cho các bệnh sinh ra do tiếp xúc với phong tà (trong dân gian còn gọi là gió độc).
  • Thực chất, không có gió nào độc cả, chỉ cần chính khí bất túc, thì một luồng gió rất nhẹ cũng thành gió độc), hoặc bệnh dịch, khiến cho công năng của Phế vệ thất điều (mất đi sự điều hòa), xuất hiện các biểu hiện mũi tắc, chảy nước mũi, nhảy mũi, đầu đau, sợ lạnh, phát sốt, toàn thân mệt mỏi khó chịu, đa số thường gặp vào mùa Đông Xuân.
  • Phạm vi của chứng cảm mạo còn có thương phong, mạo phong (cảm gió), mạo hàn (cảm lạnh).
Cảm mạo phong hàn
Cảm mạo phong hàn

2.CHỨNG TRẠNG

-Bệnh cảm mạo phát nhanh, đột ngột, không có thời gian ủ bệnh (hoặc thời gian ủ bệnh ngắn).

-Thời gian phát bệnh ngắn, ít nhất từ 3- 5 ngày, nhiều nhất từ 7 – 8 ngày.

-Chủ chứng thường là chứng trạng của phế vệ, như tắc mũi, chảy nước mũi, nhảy mũi, ho, sợ lạnh, phát nhiệt, toàn thân khó chịu.

-Chứng trạng của cảm mạo bộc lộ thường đa dạng, thường là vùng mũi họng ngứa ngáy, khô ráo, khó chịu là thời kỳ sơ phát; thời kỳ tiếp theo là nhảy mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hoặc mệt mỏi, toàn thân khó chịu.

-Nếu bệnh nhẹ thì chỉ viêm đường hô hấp trên, chứng trạng không dữ dội, dễ thuyên giảm. Nếu nặng thì phát sốt, ho, đau ngực, biểu hiện các chứng trạng phế vệ.

-Bệnh cảm dịch theo mùa thường phát bệnh nhanh. Các chứng trạng toàn thân nặng, phát sốt cao, thân nhiệt từ 390C – 400C, toàn thân mỏi đau, sau khi hết sốt thì mũi tắc, chảy nước mũi, họng đau, ho khan, và bắt đầu xuất hiện các chứng trạng về phế rõ rệt.

-Nếu nặng thì sốt cao không hạ, khò khè thở gấp, môi và móng tay xanh tím, thậm chí ho ra máu, có một số trường hợp bệnh nhân mê man nói sảng, ở trẻ con thì phát sinh co giật.

3.CHÂM CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ

3.1. Pháp và phương điều trị

Phối huyệt: Bách hội, Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc

Hiệu năng: Sơ phong, giải biểu, điều hòa doanh

3.2. Chủ trị

Các chứng ngoại cảm Phong hàn như:

-Lục dâm tà khí còn ở tại biểu như phát nhiệt ố hàn, đầu thống, cổ chứng, lưng lạnh, thắt lưng đau, cột sống cứng, đau nhức toàn thân, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

-Chứng ngoại cảm Phong nhiệt như: phát nhiệt mà không ố hàn, đầu thống tự hạn, miệng khát muốn uống nước, rêu lưỡi màu vàng nhạt hoặc sẫm, mạch phù sác.

Các chứng trên đây nên dùng nhóm huyệt dưới đây rồi tùy nghi gia giảm để trị.

3.3. Phép châm và cứu

-Trước hết châm bách hội, đến đại chùy, phong trì, sau đó “tả” khúc trì, hợp cốc.

Châm bách hội sâu 2 phân, đại chùy sâu 5 phân, (tả).

Phong trì đều sâu 5 phân, bổ nhiều tả ít.

-Sau khi châm nếu là thuộc Phong hàn thì nên cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 15 phút.

-Nếu là thuộc Phong nhiệt đều dùng phép tả, không cứu.

-Ngoài ra chúng ta còn phải biện chứng cho rõ hư thực.

+Nếu là thể hư thì tiên bổ hậu tả, hoặc tà khí.

+Nếu là thể thực thì tiên tả hậu bổ hoặc bình bổ bình tả, đuổi tà không làm cho chính khí bị thương, tà khí ra đi thì chính khí bình phục.

 Phép gia giảm: sự biến hoá của bệnh cảm mạo rất phức tạp, chứng lại nhiều, vì thế nên trị theo phép kiêm, tức là gia giảm.

• Nếu đầu thống cổ cứng khá nặng, gia: phong phủ sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả.

• Nếu Tâm bị phiền, nước tiểu vàng hoặc đỏ, gia Nội quan, sâu 5 phân, dùng phép tả.

• Nếu thêm chứng cuồng ngôn, sàm ngữ, đại tiện khô táo, đó là chứng thực của kinh Dương minh, gia Phong long, Túc Tam lý, Dương Lăng tuyền, sâu từ 5 đến 8 phân, dùng phép tả.

• Nếu kèm theo chứng đau hông sườn, ói mửa, gia Dương Lăng tuyền sâu 1 thốn, Chi câu sâu 5 phân, tất cả đều dùng phép tả.

• Nếu kiêm chứng ho, đàm màu vàng, ngực bị bức rức, khí suyễn, gia Xích trạch, sâu 5 phân, tả.

• Nếu kiêm chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi trong gia Thương tinh, sâu 5 phân, Ngư tê sâu 3 phân, dùng phép bổ, Nghênh hương sâu 3 phân, dùng phép tả.

3.4 Giải phương

Bách hội đứng đầu các Dương khí. Là nơi hội huyệt của Đốc mạnh và Thủ Túc Tam Dương, thuộc Thuần Dương, chủ biểu. Châm huyệt này nhằm thăng Dương ích khí, phù chính khí, đuổi tà khí.

Đại chùy là hôi huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Tam Dương. Dùng để giải biểu, sơ tà, dùng phép tả có hàn khí.

Phong trì là giao hội huyệt của Thiếu dương kinh và Dương duy mạch. Mạch Dương duy chủ Dương khí tại biểu, dùng nó để tăng cường sức giả biểu.

Khúc trì là huyệt Hợp của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Có khả năng đi ra biểu vào lý, nó có đặc tính là chỉ có “đi” chứ không có khả năng gìn giữ, vì thế chúng ta dùng nó để dẫn tà khí xuất ra ngoài.

Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Đóng vai trò thăng giáng cho khí Âm lẫn Dương. Là yếu huyệt thuộc những bệnh nằm ở bán thân trở lên 5 huyệt này phối với nhau có vai trò sơ Phong, tán tà, điều hòa doanh vệ.

Huyệt gia thêm Phong phủ làm sơ, giải tà khí ở não phủ, làm tiết đi hỏa khí, làm cho bớt đau.

Nội quan làm cho thanh Tâm, tả nhiệt.

Huyệt Phong long, Túc Tam lý theo với Âm Dương để làm nhuận cho bên dưới, có khả năng làm sơ thông Trường Vị.

huyệt Dương lăng tuyền làm sơ can lý khí, giáng nghịch chân đứng chứng ói.

huyệt Xích trạch, Ngư tế tả được hỏa tà ở Phế kinh để bình được chứng ho suyễn.

Huyệt Thương tinh, Nghênh hương làm thanh não, lợi khiếu làm dứt chảy nước mũi.

3.5. Liệu trình

Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 15-20 phút

Đợt điều trị có thể kéo dài 3-5 ngày.

 

Liên hệ hotline để được bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc: 0972.62.72.42 hoặc 0898.344.333

 

THAM KHẢO THÊM:

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

Gọi ngay