Rối loạn mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này.

Rối loạn mỡ máu nên ăn gì?
Rối loạn mỡ máu nên ăn gì?

1.Rối loạn mỡ máu là gì?

  • Rối loạn mỡ máu là sự rối loạn chuyển hóa các thành phần của lipid trong máu gây tăng quá mức cho phép của một hay nhiều thành phần lipid máu có hại cho cơ thể : Cholesterol, LDL-C, triglycerid, VLDL- C, đồng thời có thể làm giảm lipid có lợi của cơ thể HDL-C (có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức tới gan).

Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch.

2.Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

  • Ăn quá nhiều mỡ động vật.
  • Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol
  • Chế độ ăn thừa năng lượng (béo phì).
  • Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…
  • Có tính chất gia đinh(Yếu tố di truyền)

2.Hậu quả của rối loạn mỡ máu

– Suy tim, tăng huyết áp, giảm thị giác, suy thận, tiểu đường hay nhồi máu cơ tim.vv…

Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị rối loạn mỡ máu là việc làm cần thiết. Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để từ đó giảm cân theo chỉ số khối cơ thể (BMI) nếu có tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Giảm lượng chất béo (lipid) theo BMI: Chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các chất bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa;
  • Đảm bảo lượng protein chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng
  • Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần.
  • Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày
  • Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim,…
  • Số bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên chia thành nhiều bữa, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt;
  • Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.

3.Thực phẩm nên dùng?

  • Các loại ngũ cốc chế biến thô: gạo nứt, bánh mỳ đen, ngô, khoai, sắn, bún, phở…
  • Khoai củ và các sản phẩm chế biến.
  • Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua,… (Đặc biệt là cá: Ăn cá ít nhất 3-4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). Ăn thịt nạc hoặc thịt da cầm không da. Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành,…
      • Dầu thực vật: Dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu…
      • Rau xanh: Ăn đa dạng các loại như dưa leo, rong biển, súp lơ, hành tây, mướp đắng, mầm đậu xanh, cà rốt…( các loại rau lá).
      • Quả chín: Ăn đa dạng các loại quả như táo, kiwi, cam …

4.Thực phẩm hạn chế?

  • Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC… Các loại bánh ngọt.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, mì ăn liền…
  • Phủ tạng động vật: óc, tim, gan, bầu dục…
  • Mỡ động vật da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa, dầu hạnh nhân,…

5.Thực phẩm không nên dùng:

  • Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê.

Chế biến món ăn:

  • Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: <5g muối/ngày.
  • Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm (5ml)
  • Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm thêm vào quá trình chế biến món ăn.
  • Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm thêm vào quá trình chế biến món ăn.

Xin xem thêm tại:

Châm cứu tại nhà.

Xoa bóp bấm huyệt tại nhà.

 

Gọi ngay