8 yếu tố gây tắc tia sữa
Viêm tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu. Tắc tia sữa là tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được. Sau khoảng 1 ngày sau tích tụ thành hòn và cục gây đau tức có thể phát sốt cho mẹ sau sinh
Yếu tố làm tăng nguy cơ tắc tia sữa?
- Mặc áo ngực quá chật gây chèn ép khiến sữa không được lưu thông
- Trẻ bú 1 tư thế gây đè ép vú cũng làm sữa không được thông.
- Trẻ bú ít, bú yếu làm ứ đọng sữa và cũng làm giảm khả năng tiết sữa.
- Vệ sinh kém: mẹ cho trẻ bú xong không vệ sinh vú sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tắc sữa.
- Sữa ứ đọng: trẻ bú không hết sữa mẹ không hút bỏ hết sữa gây ứ đọng dẫn đến tắc sữa.
- Mẹ không cho bé bú quá lâu thường trên 5h sẽ dễ dẫn đến tắc.
- Mẹ uống ít nước cũng làm cô đặc sữa làm giảm sữa khó lưu thông gây tắc.
- Mẹ căng thẳng stress làm giảm tiết hormon giảm khả năng tiết sữa, đẩy sữa gây tắc.
Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh
Tắc tia sữa sau sinh không chỉ khiến mẹ khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, cần phòng ngừa trước khi gặp phải tình trạng này. Mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây:
- Cho bé bú thường xuyên, đúng cữ. Nếu bé không bú thì mẹ cần hút sữa đúng cữ để đảm bảo sữa luôn được sản xuất cũng như được đẩy ra ngoài hết để tránh ứ đọng trong bầu ngực.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp sản xuất sữa được nhiều hơn cũng như khơi thông tuyến sữa cho sữa chảy ra dễ dàng.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế căng thẳng, stress giai đoạn sau sinh và cho con bú.
- Không mặc áo ngực quá chật và hạn chế tác động mạnh lên bầu ngực.
- Mẹ thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… vừa tốt cho sự hồi phục sức khỏe vừa hỗ trợ sản xuất sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa sau sinh.
Xin xem thêm tại:
Những trường hợp không xoa bóp bấm huyệt.
Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối.