Trị liệu di chứng sau gãy xương

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương. Trị liệu sau gãy xương rất quan trọng trong quá trì hồi phục của bệnh.

Phục hồi chức năng gãy xương cánh tay
Phục hồi chức năng gãy xương cánh tay

I. Nguyên nhân 

– Do chấn thương: tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông, chiến tranh.

– Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương.

– Do bẩm sinh.

II. TRIỆU CHỨNG:

Có 6 triệu chứng chung cho các loại gãy xương, trong đó có 3 triệu chứng chắc chắn và 3 triệu chứng không chắc chắn.

2.1. Triệu chứng chắc chắn (chỉ có trong gãy xương):

– Biến dạng của trục chi.

– Có tiếng lạo xạo khi cọ xát 2 đầu xương gãy.

– Cử động bất thường.

2.2. Triệu chứng không chắc chắn (chung cho các loại chấn thương):

– Đau.

– Sưng nề bầm tím.

– Giảm hoặc mất cử động.

Trong gãy xương không nhất thiết phải có đủu cả 3 triệu chứng chắc chắn của gãy xương mà chỉ cần một trong 3 triệu chứng đó là có thể kết luận được.

III. TIẾN TRIỂN CỦA GÃY XƯƠNG:

             Từ khi xương bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn:

3.1. Giai đoạn tụ máu:

            Ngay sau gãy xương tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại ở giữa hai đầu xương và tổ chức xung quanh ổ máu tụ này sẽ phát triển thành can liên kết.

3.2. Giai đoạn can liên kết:

            Từ màng xương, ống Haivers, xương và tủy xương, các tế bào liên kết xâm nhập vào khối u máu tạo thành một lưới tổ chức liên kết, thay dần khối máu tụ và hình thành can liên kết.

3.3. Giai đoạn can nguyên phát:

            Sau 3-4 tuần muối vôi lắng đọng trên can liên kết tạo thành can xương non.

3.4. Giai đoạn can vĩnh viễn:

            Màng xương, ống xương được thành lập trở lại nguyên vẹn tạo thành can vĩnh viễn. Ổ gãy  được liền tốt sau  8-10 tháng.

IV. CÁC BIẾN CHỨNG MUỘN:

            – Can xương lệch: Do nắn không đúng trục hoặc di lệch thứ phát sau khi đã  nắn chỉnh. Hậu quả sẽ làm xấu về mặt thẩm mỹ và gây hạn chế vận động khớp.

– Chậm liền xương: Là hiện tượng can xương chưa liền sau một thời gian đủ để liền (3 tháng).

Thời gian đó phải kéo dài quá thời gian quy định và tại nơi xương gãy vẫn còn đau. Thường gặp

ở người già hay do bất động không tốt.

– Khớp giả:  Khớp giả là khi hết thời gian quy định mà xương không liền. Tại nơi gãy người bệnh không còn đau nữa, đoạn gãy lủng lẳng. Thường do mất xương quá nhiều hay do cơ xen kẽ vào giữa hai đầu xương gãy hoặc do 2 đầu xương gãy cách nhau quá xa..

– Cứng khớp, teo cơ, co rút cơ do bất động lâu ngày.

V. THUỐC ĐIỀU TRỊ:

 5.1. Giảm đau chống viêm:

Có thể dùng thuốc giảm đau nhóm No-steroid,chọn 1 trong các loại sau:

            – Meloxicam 7,5mg x 01 viên/ ngày hoặc Meloxicam15mg x 1 ống/ngày x 2-3 ngày.

          – medorison 50mg x 2-4 viên/ngày

          – omepazol 20mg, pantopazol 40mg x 1 viên/ngày

5.2. Bổ xung canxi:     

Calcitriol 0.25mg x 02 viên/ ngày

 VI. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

6.1. Giai đoạn bất động  

6.1.1. Mục đích:

– Phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, lóet do đè ép…

– Giảm đau.

– Duy trì tầm vận động của khớp tự do.

– Tránh teo cơ, cứng khớp do bất động.

6.1.2. Phương pháp phục hồi:

– Tư thế trị liệu: Đối với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.

– Vận động trị liệu:

+ Đối với vùng gãy xương phải bất động ta thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can.

+ Đối với các khớp tự do không bị cố định thì thực hiện vận động chủ động các khớp hết biên độ (tầm) vận động.

– Giảm đau:

+ Điện trị liệu: các dòng điện xung, điện phân, điện cao tần…

+ Nhiệt lạnh: đáp đá, chờm lạnh…

– Hoạt động trị liệu:

+ Phải được tiến hành sơm, ngay từ khi còn cố định xương đến khi hôì phục.

+ Biện pháp tùy theo tổn thương cụ thể, có thể đan lát, làm gốm…, làm xưởng mộc, chơi thể thao…

6.2. Giai đoạn sau bất động

Sau bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường có tình trạng hạn chế tầm vận động, teo cơ, đau khớp, do đó các hoạt động cần phải thực hiện một cách thận trọng để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên kết).

            Lúc đầu, bệnh nhân sẽ bị đau khi bắt đầu vận động, nhưng đau sẽ giảm dần khi khớp cử  động, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần.

6.2.1. Mục đích:

– Giảm sưng nề, giảm đau.

– Gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính.

– Gia tăng tầm hoạt động của khớp.

– Gia tăng sức mạnh của cơ.

– Phục hồi chức năng tối đa để người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.

6.2.2. Phương pháp phục hồi:

– Nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, Bó parafin ngày 01 lần thời gian 20 – 30 phút.

– Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 1 lần thời gian 20 – 30 phút.

– Điện xung ngày 1 lần thời gian 10- 20 phút.

– Vận động trị liệu: thời gian 20 – 30 phút/lần ngày 1 lần.

+ Kỹ thuật giữ nghỉ.

+ Tập chủ động trợ giúp.

+ Tập có sức kháng cản.

+ Hoạt động trị liệu.

+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy), luyện dáng đi.

Trên đây là những nguyên tắc chung về phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo  từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn các loại bài tập phù hợp với tình trạng người bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy. Vì vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn điều trị sớm.

Dịch vị trị liệu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ.

Châm cứu trị đau thắt lưng.

Viêm quanh khớp vai.

Gọi ngay