Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng khớp gối
Mục lục
Tái tạo dây chằng là phương pháp phẫu thuật tối ưu nhất hiện nay đối với những bệnh nhân tổn thương dây chằng khớp gối, phương pháp này không gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian phẫu thuật và hồi phục sau đó tương đối ngắn. Tuy nhiên, để có thể đi lại một cách dễ dàng hơn thì bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng.
1.Đại cương.
Các dây chằng ở khớp gối có nhiệm vụ làm vững gối. Ở gối, có nhiều dây chằng:
chéo trước, chéo sau, dây chằng bên. Mỗi dây chằng đều có chức năng riêng biệt.
– Dây chằng chéo trước (LCA):
Đứt dây chằng chéo trước ít gây hưởng đến chuyển động của khớp gối theo trục
gấp – duỗi. Nhưng khớp gối lại không được bảo vệ trong vận động xoay và xoắn
vặn: đặc biệt là trong trường hợp xoay người, mà bàn chân cố định dưới đất.
– Dây chằng chéo sau (LCP)
Dây chằng chéo sau là một dây chằng khoẻ, dầy hơn cả dây chằng chéo trước. Giống như tất cả các dây chằng, LCP làm vững gối. Vai trò của nó ngược lại với dây chằng chéo trước: chống lại di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi. Ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau của xương chày. Hai bó của dây chằng cho phép kiểm soát được ngăn kéo sau ở tư thế gối gấp.
– Dây chằng bên
Có 2 dây chằng bên: dây chằng bên trong nằm bên trong và dây chằng bên ngoài
nằm bên ngoài; cùng nhau điều khiển chuyển động của đầu gối và bảo vệ đầu gối
khỏi những chuyển động bất thường
2. Cơ chế gây tổn thương dây chằng
2.1. Tổn thương dây chằng phía trong
– Cử động làm tổn thương dạng: gập và xoay ngoài cẳng chân.
– Tổn thương: các dây chằng, bao khớp trong, dây chằng chéo trước, sụn chêm
trong. Tuỳ chấn thương có thể gây tổn thương 1 hay nhiều tổn thương trên.
2.2. Tổn thương dây chằng phía ngoài
– Cử động làm tổn thương: khép, gấp, xoay trong cẳng chân.
– Tổn thương: các dây chằng bao khớp ngoài, cung cơ khoeo, dải chậu chày, cơ
nhị đầu đùi. Tuỳ chấn thương có thể bị 1 hay nhiều tổn thương trên.
2.3. Tổn thương các dây chằng chéo
– Cử động làm tổn thương: gối ưỡn quá mức hoặc mâm chày di chuyển ra trước
hoặc ra sau
– Tổn thương do gối ưỡn quá mức: dứt dây chằng chéo sau, bao khớp sau, có thể
đứt dây chằng chéo trước
– Mâm chày di chuyển truớc: đứt dây chằng chéo truớc
– Mâm chày di chuyển sau: đứt dây chằng chéo sau
3. Triệu chứng
Ngay sau bị chấn thương, có các triệu chứng sau :
– Đau tại khớp gối, đau trên các dây chằng bị tổn thương, đau tăng lên khi làm cử
động căng dãn các dây chằng
– Sưng tại khớp gối
– Khớp gối không vững : chênh vênh khớp gối
– Dấu hiệu ngăn kéo: do dứt các dây chằng chéo trước
4. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là phương pháp điều trị quan trọng sau phẫu thuật để giúp bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật gồm các giai đoạn sau:
* Tuần đầu:
– Giảm sưng nề giảm đau
+ Tư thế trị liệu: đặt nghiêng 45 độ trên khung Braun
+ Chườm lạnh vào khớp gối.
+ Tập các cơ bàn chân cẳng chân.
+ Co cơ tĩnh các cơ vùng đầu gối.
+ Tập nâng và hạ chân bị mổ nhiều lần.
+ Hướng dẫn đi nạng
* Tuần thứ 2-3:
– Nhiệt ấm, hồng ngoại hoặc sóng ngắn, siêu âm vùng gối và xương bánh chè
– Xoa bóp làm mềm các cơ quanh khớp gối.
– Tập chủ động trợ giúp và gia tăng tầm vận động khớp.
– Tập tăng sức mạnh vùng đùi và cẳng chân.
– Đi nạng chịu 1 phần sức nặng.
* Tuần thứ 4 trở đi:
– Tập gia tăng tầm vận động khớp gối.
– Tập tăng lực cơ khớp gối tăng tiến dần bằng kỹ thuật đề kháng bằng tạ, dụng cụ.
– Cho bệnh nhân đi chịu sức nặng với nạng trợ giúp và băng chun khớp gối.
Xin xem thêm tại:
Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ.