Phục hồi chức năng đột quỵ vào thời điểm nào?
Mục lục
Đột quỵ não là căn bệnh thường gặp, đặc biệt di chứng sau đột quỵ rất nặng nề. Tuy nhiên, những ảnh hưởng sau đột quỵ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương, bệnh nhân có được cấp cứu đúng cách không, có được đưa đến cơ sở y tế kịp thời hay không…. Phục hồi chức năng sau đột quỵ não rất quan trọng với bệnh nhân và cần được thực hiện sớm.
Triệu chứng đột quỵ
Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc không có dấu hiệu báo trước như đau
đầu, buồn nôn… Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hoàn
toàn nửa người (gồm cả mặt, tay và chân cùng bên). Liệt nửa người là dấu
hiệu thường gặp nhất; ngoài ra có thể gặp các dấu hiệu khác như nói ngọng,
tê bì nửa người, lẫn lộn, đại tiểu tiện không tự chủ…
Nguyên tắc phục hồi chức năng
Nguyên tắc của PHCN sau đột quỵ là cần phải can thiệp sớm, đúng cách, kiên trì, liên tục. Bản thân người thân và người bệnh đột quỵ thường lo sợ khi tập vận động sẽ bị tái phát hoặc bị chảy máu não trở lại, có người nằm kiêng tuyệt đối trên giường 5-6 tháng như vậy sẽ mất thời gian vàng để phục hồi chức năng. Hiện nay các khuyến cáo mới nhất trên thế giới khuyến cáo, bệnh nhân sau đột quỵ não cần phải tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định, thậm chí ngay khi còn nằm trên giường bệnh, 3-4 ngày sau đột quỵ bác sĩ đã khuyến cáo tập PHCN.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân đến bệnh viện điều trị kịp thời, tập luyện sớm, đúng cách, sau 4-6 tuần tập luyện, có tới 70-80% bệnh nhân có thể tự đi lại với sự hỗ trợ của người khác hoặc dụng cụ hỗ trợ. “Mốc thời gian bệnh nhân tiến triển rõ rệt nhất là trong 3 tháng đầu sau đột quỵ, khả năng phục hồi sẽ chậm dần đến tháng thứ 6 và gần như thành 1 đường thẳng ổn định sau 1 năm, lúc đó chúng tôi gọi là di chứng sau đột quỵ”
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Phục hồi càng sớm càng tốt, thường sau khi ổn định tổn thương ở não, tình trạng tinh thần và huyết áp. Phục hồi chức năng cần tiến hành lâu dài, tiếp tục tại nhà và dựa vào cộng đồng. Tập luyện từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, đưa bệnh nhân ra khỏi giường càng sớm càng tốt.
Mục tiêu:
– Phục hồi chức năng vận động: sinh hoạt di chuyển.
– Phục hồi chức năng ngôn ngữ: nghe, hiểu, nói được.
– Hướng nghiệp: tái rèn luyện để bệnh nhân có thể trở lại nghề cũ hoặc chọn nghề thích hợp.
– Tái hoà nhập xã hội.
Đặc biệt việc phối hợp nhiều phương pháp điều trị trong tập luyện rất quan trọng, như kết hợp vận động trị liệu, hoạt động trị liệu (chi trên hoặc nhận thức), phối hợp với ngôn ngữ trị liệu trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, rối loạn chức năng nuốt, tâm lý trị liệu, hoặc phối hợp với các chuyên gia chỉnh hình thiết kế các nẹp hỗ trợ bệnh nhân vận động… Cần can thiệp đa mô thức để PHCN cho người bệnh.
Xin xem thêm tại: