Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt 2 chi dưới
Liệt 2 chi dưới là hội chứng lâm sàng chủ yếu do tổn thương thần kinh trung ương ở bó tháp tủy sống. Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây liệt hai chi dưới
– Do chấn thương tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, do chiến tranh, bạo lực xã hội.
– Do các bệnh của tủy sống viêm tủy cắt ngang, u tủy sống, lao cột sống
– Các biến dạng của tư thế cột sống gù, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm vào trứng chiên ở tuỷ sống.
– Bệnh mạch máu hay huyết khối mạch tuỷ.
– Bệnh do thầy thuốc gây nên: sau phẫu thuật, XQ cột sống có cản quang, sơ cứu chấn thương cột sống ban đầu thiếu kinh nghiệm,
Phục hồi chức năng liệt 2 chi dưới giai đoạn cấp (giai đoạn choáng tủy)
Nội dung chương trình phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới giai đoạn cấp gồm có:
- Phát hiện và giải quyết những vấn đề do tổn thương tủy sống gây liệt.
- Vệ sinh, chăm sóc da, phòng ngừa viêm loét do tỳ đè bằng cách thay đổi tư thế cho người bệnh khoảng 2 – 3 giờ/lần; cho người bệnh nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước; ở những vùng da sát xương cần được kê, đặt gối mềm để tránh tình trạng tỳ đè; đề phòng viêm loét ở các vị trí như xương chẩm, bả vai, xương cùng cụt, mông, xương đùi, mắt cá chân và gót chân.
- Phòng ngừa viêm phổi, đảm bảo đường thở luôn được thông thoáng ở bệnh nhân tổn thương tủy sống bằng việc thực hiện các kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế
- Chăm sóc đường tiêu hóa bằng cách xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh, tập ruột.
- Chăm sóc đường tiết niệu được thực hiện ngay khi phát hiện chấn thương để tránh tình trạng căng tức bàng quang ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng ngược dòng, tập phục hồi chức năng bàng quang cho bệnh nhân tổn thương tủy sống.
- Phòng ngừa co rút – teo cơ và cứng khớp chân tay liệt.
- Sớm tập vận động thụ động một cách nhẹ nhàng bằng việc đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế trên giường bệnh, kết hợp với dụng cụ chỉnh hình nếu cần.
- Bắt đầu tập giữ thăng bằng để người bệnh chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
- Thực hiện liệu pháp tâm lý.
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới giai đoạn phục hồi
Mục tiêu phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liêt 2 chi dưới giai đoạn phục hồi bao gồm:
- Tập khả năng độc lập khi ở trên giường.
- Tập cách tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân bao gồm da, tiêu hóa và tiết niệu.
- Tập khả năng di chuyển độc lập bằng xe lăn.
- Bắt đầu hướng dẫn người bệnh sử dụng những dụng cụ trợ giúp như nẹp, nạng để hỗ trợ khi dùng chân để di chuyển.
Để đạt được những mục tiêu phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới giai đoạn phục hồi cần tiến hành các nội dung sau:
- Đưa bệnh nhân ra khỏi giường càng sớm càng tốt và tập với bàn nghiêng.
- Đối với nhóm cơ không bị liệt như cổ tay, cánh tay, quanh vai cần tập mạnh. Trường hợp liệt hai chân chi cần tập mạnh nhóm cơ thân mình.
- Hướng dẫn và tập người bệnh có khả năng ngồi dậy có và không có sự trợ giúp.
- Tập giữ thăng bằng khi ngồi cho bệnh nhân tổn thương tủy sống ở cả hai trạng thái thăng bằng tĩnh và thăng bằng khi di chuyển (lấy đồ vật).
- Tập khả năng di chuyển ra khỏi giường đến xe lăn và ngược lại.
- Tập thăng bằng khi đứng, tập đứng và di chuyển với sự trợ giúp của các dụng cụ.
- Tập thói quen sinh hoạt, vui chơi hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, chơi thể dục thể dục, …
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới giai đoạn hội nhập
Mục tiêu phục hồi chức năng tổn thương tủy sống gây liệt 2 chi dưới giai đoạn hội nhập là tạo ra môi trường tiện nghi và thuận lợi để người bệnh có thể nhanh chóng hòa nhập trở lại với cuộc sống gia đình và xã hội.
Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện các biện pháp sau:
- Di chuyển: Tạo lối đi hoặc môi trường di chuyển dễ dàng, hạn chế vật cản, trợ giúp tay cầm nắm cho người bệnh.
- Sinh hoạt: Giường nằm có chiều cao bằng với xe lăn; tủ quần áo, vật dụng đồ dùng cá nhân luôn nằm trong tầm với; khu vệ sinh có kích thước cửa ra vào đủ rộng, phù hợp với bệnh nhân tổn thương tủy sống;.
- Ăn uống: Có dụng cụ trợ giúp để người bệnh ăn uống tiện nghi hơn.
- Xã hội: Giúp người bệnh trong độ tuổi lao động tìm được công việc phù hợp và tạo thu nhập, giúp bệnh nhân hòa nhập với cộng đồng.
Xin xem thêm tại:
Châm cứu điều trị liệt dây thần kinh quay.