Lao cột sống

Hiện nay, các bệnh lao hệ thống xương khớp đang chiếm 1/5 tổng số các trường hợp lao ngoài phổi. Riêng ở Việt Nam, 65% bệnh nhân bị lao hệ xương khớp  bị mắc bệnh lao cột sống, lao khớp (khớp gối, háng, cổ chân, vai, cổ tay…). Vậy bệnh lao cột sống là gì?

Tổng quan bệnh Lao cột sống

 

Bệnh lao cột sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động. Hiện nay, dưới sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp chữa khỏi khi được phát hiện sớm.

 

Nguyên nhân bệnh Lao cột sống

 

Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống-đĩa đệm do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa vào máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.

Triệu chứng bệnh Lao cột sống

 

Bệnh nhân bị bệnh lao cột sống sẽ bị phá hủy các thân đốt sống âm thầm. Do vậy các  triệu chứng xuất hiện rất chậm với các triệu chứng: sốt nhẹ về chiều, lười hoặc chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

  • Đau vùng đốt sống bị tổn thương: ban đầu vết đau âm ỉ và có chiều hướng tăng dần vào chiều và đêm. Đau thường khu trú tại vị trí tổn thương. Mức độ đau phụ thuộc vào giai đoạn, vị trí bị bệnh
  • Chân tay bị teo: chân teo nhỏ lại, đặc biệt là vùng cẳng chân, thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Với các biểu hiện yếu liệt vận động hai chân, do chèn ép tuỷ sống, thường xuất hiện muộn
  • Khi hai chân có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh sẽ có biểu hiện rối loạn biến dưỡng da, lông, móng.
  • Thấy phồng lên trong ổ bụng dưới. Khi áp xe lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống đùi, giống dạng áp xe hình nút áo. Áp xe lao có thể xuất hiện lớn sau mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu

    Các biện pháp chẩn đoán bệnh:

    Một số biện pháp chẩn đoán bệnh lao cột sống như sau:

    1. Chụp X-Quang để thấy hình ảnh tổn thương lao, điển hình tại đĩa đệm. Khi bệnh nhân mắc bệnh, đĩa đệm sẽ hẹp lại. Giai đoạn muộn, các thân đốt sống dính sát với nhau, bờ thân đốt sống bị phá hủy, tạo thành hang lao. Bệnh nhân bị lao cột sống không có phản ứng dày xương, ngà xương. Kèm theo sự phá hủy xương và thường ít gặp ở cung sau đốt sống. Do vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư.
    2. Người bệnh nên chụp X-quang để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lao cột sống
      Lao cột sống cổ
      Hình ảnh lao cột sống cổ trên Xquang
    3. Ngoài ra, có thể sử dụng các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh như: tốc độ lắng máu lắng, phản ứng Mantoux (+).

      Các biện pháp điều trị bệnh:

       

      Bệnh lao cột sống có thể chữa trị với điều kiện người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị:

      Phác đồ điều trị lao cột sống gồm 2 phần:

      Chữa bệnh lao và chữa những bệnh liên quan đến cột sống.

      • Thuốc chống lao được dùng theo phác đồ giống với chữa trị bệnh lao phổi bằng phương thức uống hoặc tiêm. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần nằm nghỉ trên giường cứng 4-5 tuần. Sau đó cần duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh cứng khớp. Đối với ổ áp xe lớn, chèn vào tủy cần thực hiện phẫu thuật kịp thời.
      • Để điều trị các vấn đề về cột sống cần: tránh mang vác vật nặng, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau. Sử dụng nẹp để cố định trong trường hợp bị gù cột sống nhưng chưa bị yếu và liệt chi.

      Bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây:

      Đau thắt lưng

Gọi ngay