Gãy xương đòn
Mục lục
Gãy xương đòn là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai, chiếm 35 – 43% gãy xương vùng vai, khoảng 4% gãy xương chung. Gãy xương đòn là gãy xương rất dễ liền xương. Tuy nhiên nếu cai lệch nhiều hay không có xương đòn, đai vai sẽ yếu.
1.Nguyên nhân:
Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra.
Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.
Gãy xương đòn là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai, chiếm 35 – 43% gãy xương vùng vai, khoảng 4% gãy xương chung.
Gãy xương đòn là gãy xương rất dễ liền xương. Tuy nhiên nếu cai lệch nhiều hay không có xương đòn, đai vai sẽ yếu.
2.Chẩn đoán gãy xương đòn:
2.1.Lâm sàng:
– Dựa vào cơ chế chấn thương: bị chấn thương trực tiếp vào vùng vai.
-Triệu chứng lâm sàng:
- Biến dạng kiểu bậc thang.
- Có dấu hiệu lạo xạo xương.
2.2. Cận lâm sàng:
- Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.
- Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):
- Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động
- Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
- Điện giải đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
- Tổng phân tích nước tiểu.
3.Phân loại:
3.1.Gãy xương đòn đơn thuần:
- Gãy 1/3 trong: ít gặp và ít di lệch.
- Gãy 1/3 ngoài: ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn, di lệch nhiều giống như trật khớp cùng đòn nếu đứt dây chằng này.
- Gãy 1/3 giữa: Thường gặp nhất. Là thể điển hình, có đặc điểm:
+ Di lệch nhiều, dễ chẩn đoán.
+ Đường gãy có thể ngang, chéo hay có mảnh thứ 3.
+ Các di lệch thường gặp: chồng ngắn, sang bên.
3.2.Gãy xương đòn kèm theo có tổn thương khác:
- Tổn thương đám rối cánh tay: XQuang cần chú ý xương sườn thứ nhất.
- Tổn thương động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
- Tổn thương đỉnh phổi: tràn khí, tràn máu màng phổi.
- Gãy xương sườn, nhất là xương sườn thứ nhất.
- Chọc thủng da: gãy xương hở.
4.Điều trị gãy xương đòn:
Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm:
- Chườm đá: chườm đá xung quanh khu vực bị gãy có thể giúp giảm đau. Giải pháp này cần thiết cho hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi chấn thương xảy ra;
- Hỗ trợ cánh tay: để giữ cho cánh tay cố định, sử dụng một băng đeo tay trong vòng 6 tuần. Dụng cụ này có thể giữ cho xương đòn không bị trật khớp cho đến khi nó lành.
- Thuốc: dùng để kiểm soát cơn đau của bạn hoặc kiểm soát nhiễm trùng.
- Vật lý trị liệu: những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành.
- Tham khảo: