Đứt gân gấp bàn tay – sự dính gân sau phẫu thuật và khó khăn trong tập phục hồi chức năng
Mục lục
Trong các vết thương chi thì vết thương đứt gân, đặc biệt đứt gân gấp bàn tay là một trong những tổn thương thường gặp nhất. Tại Pháp. Mỗi năm có khoảng ½ triệu người bị thương tích bàn tay. Ở Việt Nam, tính tại Bệnh viện Việt Đức mỗi năm số người bị tai nạn thương tích ngày càng tăng.
Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân gấp nói riêng. Hầu như không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh.
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với các thành tựu về giải phẫu, kỹ thuật khâu nối và phương pháp phục hồi chức năng nên kỹ thuật nối gân ngày càng được hoàn thiện.
CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DÍNH GÂN SAU NỐI
Dính gân chính là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của hầu hết các phẫu thuật. Do đó, hiểu rõ các yếu tố làm dính gân là điều cần thiết cho bác sỹ cũng như người bệnh.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự dính gân sau mổ:
-Yếu tố cơ học: Sau mổ quá trình xơ viêm sẽ hình thành nếu không được vận động sớm. Vì vậy, vấn đề vận động sớm sau phẫu thuật rất quan trọng. Vận động sớm sẽ hạn chế và phá vỡ được sự liên kết của các sợi xơ non hình thành.
-Yếu tố hóa học: Việc sử dụng các chất chống viêm sau phẫu thuật giúp hạn chế quá trình hình thành các sợi xơ do viêm nhiễm sau mổ.
-Yếu tố vật lý: Vai trò của sóng ngắn cũng làm hạn chế sự dính gân từ bên ngoài.
LUYỆN TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT NỐI GÂN
Sau phẫu thuật cần bất động tốt phần ngón tay được nối nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân.
Thực nghiệm của Gelberman và cs. trên 3 nhóm: nhóm 1 vận động thụ động sớm sau mổ. Nhóm 2 vận động sau 3 tuần. Và nhóm 3 bất động trong thời gian dài. Kết quả: nhóm 1 với sự vận động sớm đã cải thiện đáng kể khả năng vận động của gân, đồng thời sự liền gân vẫn đảm bảo.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được rằng vận động sớm sau mổ là yếu tố tích cực trong phục hồi chức năng, đam lại kết quả rất tốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách hướng dẫn vận động có thể gây đứt chỗ nối do căng giãn quá mức cần thiết.
Có nhiều phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật:
-Kỹ thuật phục hồi chức năng thụ động của Duran
Kỹ thuật này được chỉ định trong các trường hợp không có khả năng tự gấp, tổn thương xương phối hợp, ngón tay có nguy cơ hình móc hoặc hạn chế duỗi và đối tượng trẻ em. Ngay sau khi bệnh nhân rời khỏi phòng mổ đã được hướng dẫn luyện tập. Ngày tập 2 lần, mỗi lần 30 phút. Các động tác tập được thực hiện tại khoa và do các chuyên gia hướng dẫn tập. Đánh giá kết quả: cuối tuần thứ 2 là không còn hạn chế gấp duỗi liên đốt gần. Tuần thứ 5-6 tăng cường vận động chủ động. Nẹp bột cần được giữ trong 7 tuần
-Kỹ thuật tập luyện của Kleinert. Phương pháp này cần có sự hợp tác tốt của người bệnh, tổn thương gân gấp đơn thuần.
-Vận động chủ động theo Becker và Brunneil
Khoa điều trị theo yêu cầu 1C BV Việt Đức
THAM KHẢO THÊM:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà
- Châm cứu tại nhà