Vật lý trị liệu cứng khớp gối
Tập vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp giúp người bệnh giảm đau khi vận động khớp gối. Đồng thời, đây cũng là biện pháp kết hợp điều trị hiệu quả tình trạng này, giúp người bệnh rút ngắn thời gian phục hồi chức năng khớp gối, phòng tránh nhiều nguy cơ.
Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối
Khớp gối là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống xương khớp. Vị trí này đảm nhiệm nhiều chức năng trong việc vận động cũng như giúp chống đỡ toàn bộ trọng lượng đổ dồn của cơ thể. Tình trạng cứng khớp gối có thể là biểu hiện sơ khai nhất, báo hiệu một vài bệnh lý như tổn thương sụn, thoái hóa khớp gối, viêm khớp,…
Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân làm cứng khớp gối như:
- Chấn thương: Khớp gối có thể bị tổn thương thông qua những chấn thương khi người bệnh bị tai nạn giao thông, té ngã hoặc do vận động, chơi thể thao quá sức. Điều này khiến cho các khớp bị tổn hại khá nhiều, nhất là khớp gối. Từ đó, các vấn đề có thể phát sinh khiến khớp gối dần kém linh hoạt.
- Bệnh lý: Cứng khớp gối hình thành do bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, một số bệnh liên quan như viêm khớp dang thấp, thoái hóa khớp, gout, hoặc bị áp xe, viêm khớp do vảy nến, nhiễm khuẩn,…gây nên.
Bên cạnh hai nguyên nhân cơ bản kể trên. Tình trạng cứng khớp gối còn do một số yếu tố khác tác động như: Khớp bị cứng do quá trình bó bột, phẫu thuật, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do dị tật từ nhỏ. Bạn có thể nhận biết tình trạng cứng khớp gối qua một số biểu hiện như sau:
- Đau khớp gối khi vận động hay ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Khi mới khởi phát, cơn đau có thể xuất hiện trong khoảng 15 – 30 phút. Sau một thời gian chúng có thể lan rộng dần và kéo dài dai dẳng.
- Cảm giác khớp bị nóng, đỏ, sưng nhẹ, co thắt cơ.
- Chảy máu hoặc bị bầm, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, các khớp khác dần cũng xuất hiện tình trạng sưng và đau.
Khi có những biểu hiện này, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được khám và điều trị sớm. Hiện nay, điều trị tình trạng cứng khớp gối có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được ưu tiên sử dụng rộng rãi.
Việc đều đặn luyện tập vật lý trị liệu kết hợp với phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp gối.
Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu cứng khớp gối
Vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp có công dụng phục hồi chức năng của cơ quan này. Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo độ an toàn và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Luyện tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ đối với trường hợp bị chấn thương, đã trải qua phẫu thuật chỉnh hình. Đồng thời, vừa kết hợp vật lý trị liệu vừa thực hiện điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Khi mới bắt đầu tập, nên thực hiện nhẹ nhàng, không nên quá hấp tấp, vội vàng có thể làm khớp gối gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn. Điển hình là khiến cơn đau khớp gối dữ dội hơn.
- Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến khớp gối, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
- Ngoài vật lý trị liệu, để đảm bảo cơ thể có điều kiện phục hồi nhanh chóng, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Lựa chọn thực phẩm nhiều dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hoặc tốt nhất tránh xa bia, rượu, chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
- Tránh khiêng vác nặng, sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Giảm thiểu bớt áp lực, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Vật lý trị liệu cứng khớp gối mang lại lợi ích tích cực cho người bệnh. Các bài tập giúp khớp gối phục hồi được chức năng cơ bản, giúp cơ, sụn, gân trở nên linh hoạt hơn.
Xin xem thêm tại:
Vật lí trị liệu sau thay khớp háng.