Đau dây thần kinh tọa theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong các bệnh danh “Tọa điến phong”, “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa

1.Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa theo YHCT

Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội chứng đau dây thần kinh tọacó thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng “Tý” hoặc “Thống” (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).

Ngoại nhân

Thường là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh Bàng quang và Đởm.

Bất nội ngoại nhân

Những chấn thương (vi chấn thương) ở cột sống (đĩa đệm) làm huyết ứ lại ở 2 kinh trên.

Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh Bàng quang và Đởm bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản chất của nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.

Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của Can và Thận.

2.Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa theo YHCT

Y học cổ truyền phân làm 2 thể lâm sàng chủ yếu:

2.1.Thể cấp

(Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):

Đau:

Đau lưng lan xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa.

Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.

Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.

Giảm đau với chườm nóng.

Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).

Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).

Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1).

2.2.Thể mạn

(Thể phong hàn thấp / Can thận âm hư):

Đây là loại thường gặp trong đau dây thần kinh tọa do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.

Đặc điểm lâm sàng:

Bệnh kéo dài. Đau âm ỉ với những đợt đau tăng. Chườm nóng, nằm nghỉ dễ chịu. Thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ.

Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi. Mạch nhu hoãn, trầm nhược.

3.Điều trị đau thần kinh tọa theo YHCT

3.1.Thể cấp

Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):

Nằm yên trên giường cứng, kê 1 gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại. Tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển.

Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:

Áp thống điểm (thường là các Giáp tích L4 – L5, L5 – S1.

Hoàn khiêu.

Ủy trung.

Kinh cốt, Đại chung (nếu đau dọc rễ S1).

Khâu khư, Lãi câu (nếu đau dọc rễ L5).

Kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu nóng. Thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 5 – 10 phút.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao

Kết hợp thêm những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa.

3.2.Thể mạn

(Thể phong hàn thấp / Can thận âm hư):

Tuy mức độ đau ít hơn nhưng thường đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này cần chú trọng thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng.

Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.

Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:

Công thức huyệt như trên, gia thêm:

Thận du.

Thái khê.

Phi dương.

Tam âm giao.

Đối với những huyệt gia thêm: kích thích kim nhẹ hoặc vừa. Thời gian lưu kim cho mỗi lần châm là 20 – 30 phút.

Kết hợp thêm những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa.

Dịch vị trị liệu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Châm cứu tại nhà.

Tăng huyết áp theo YHCT.

Thoát vị đĩa đệm gây biến chứng nguy hiểm gì?

 

Gọi ngay