Liệt mặt theo Y học cổ truyền
Mục lục
Liệt mặt (hay còn gọi là Liệt VII) là hiện tượng hạn chế hay không cử động được các cơ bám da mặt. Mặt bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Nguyên nhân liệt mặt theo YHCT
Do phong hàn (do lạnh)
- Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, và thường xảy ra vào mùa Đông Xuân.
- Bệnh do phong hàn xâm phạm vào lạc mạch của 3 kinh dương ở mặt làm cho sự lưu thông của kinh khí không bình thường, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây nên.
Do phong nhiệt
- Tương ứng với thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng của y học hiện đại (viêm tai giữa, viêm tai xương chủm…).
- Y học cổ truyền gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc, làm khí huyết không điều hòa gây liệt.
Do huyết ứ
- Tương ứng với thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn; do trật đã huyết, tức là do sang chấn gây huyết ứ, dẫn đến bế tắc kinh lạc gây liệt
Thể bệnh
1. Liệt mặt do lạnh: (trúng phong hàn ở kinh lạc)
– Phép chữa: Khu phong tán hàn thông kinh hoạt lạc:
– Phương thuốc: Đại tần giao thang.
Khương hoạt 08-12g | Thục địa 12-16g |
Độc hoạt 08-12g | Bạch thược 12-16g |
Tần giao 08 12g | Đẳng sâm 12-16g |
Bạch chỉ 08g | Phục linh 08-10g |
Xuyên khung 08-10g | Cam thảo 04-06g |
Ngưu tất 12g | Bạch truật 12-16g |
Đương quy 12-16g | Hoàng cầm 08g |
Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Thủy châm: VitaminB12 + Vitamin B6 huyệt Túc Tam lý.
Châm cứu: Huyệt tại chỗ: Ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, giáp xa, nghinh hương, địa thương, thừa tương… toàn thân châm hợp cốc, phong trì.
2. Liệt mặt do nhỉễm trùng (trúng phong nhiệt ởkinh lạc)
– Phép chữa: Khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt), khu phong bổ huyết (khi hết sốt).
– Phương thuốc :
Kim ngân hoa 16-20g | Xuyên khung 12g |
Bồ công anh lộ-20g | Đan sâm 12g |
Thổ phục linh 12g | Ngưu tất12g |
Ké đầu ngựa 12g |
|
– Thủy châm như thể trên.
– Châm cứu: Huyệt tại chỗ châm như trên. Thêm huyệt khúc trì, nội đình.
– Xoa bóp bấm huyệt như thể trên.
3.Liệt mặt do sang chấn (ứ huyết kinh lạc)
– Phép chữa: Hoạt huyết hành khí:
– Phương thuốc:
Đan sâm 12g | Uất kim 08g |
Xuyên khung 12g | Chỉ xác 06g |
Ngưu tất 12g | Trần bì 06g |
Tô mộc 08g | Hương phụ 06g. |
– Thủy châm như thể trên.
– Châm cứu: Huyệt tại chỗ như trên thêm huyết hải,túc tam lý.
– Xoa bóp bấm huyệt như thể trên.
Người Liệt mặt cần chăm sóc gì?
– Giữ vệ sinh mắt: dùng chất làm trơn, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý…để tránh khô mắt và hạn chế bội nhiễm mắt,
– Vệ sinh răng miệng: đặc biệt người cao tuổi và trẻ em, do không giữ được nước trong miệng nên lười chải răng, thức ăn ứ đọng bên má liệt…nên dễ bị viêm răng miệng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gây chậm phục hồi bệnh nói chung,
– Cần giải thích, động viên người bệnh an tâm để có sự phối hợp và tuân thủ điều trị của thầy thuốc, tỉ lệ lành bệnh sẽ cao hơn.
Liệt mặt cần được điều trị sớm, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động, tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Đừng chủ quan! Vì nếu không liệt mặt kịp thời và triệt để, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Bệnh này có thể là dấu hiệu sớm của liệt nửa người.
Xin xem thêm tại:
Phục hồi chức năng rối loạn ngôn ngữ.
Đột quỵ và cách phát hiện sớm.