Đột quỵ và cách phát hiện sớm đột quỵ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

đột quỵ não
đột quỵ não

1.Phân loại

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ : Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

  • Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết: Loại này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

2. Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm với quy tắc F.A.S.T:

  • Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  • Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

3. Nguyên nhân

– Yếu tố có thể kiểm soát được

  • Cao huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
  • Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
  • Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp,tim mạch và tăng nguy cơ bệnh.
  • Bệnh tim mạch: suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ bệnh cao.
  • Đái tháo đường.
  • Thiếu máu não thoáng qua.
  • Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

– Yếu tố không thể kiểm soát được

    • Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ bệnh, tuy nhiên người giá có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.
    • Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.
    • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần so với người da trắng.
    • Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Phục hồi chức năng tại nhà

Xin xem thêm tại:

Phục hồi chức năng tại nhà.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ.

Châm cứu tại nhà.

Gọi ngay