Đau bụng kinh theo y học cổ truyền

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là hành kinh đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng. Kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.

Theo Y học cổ truyền, do lạnh hoặc do tình chí không thư thái làm cho huyết ứ khí trệ ở bào cung mà gây đau. Ngoài ra do khí huyết hư nhược cho nên kinh mạch ở bào cung không được nuôi dưỡng đầy đủ nên gây đau.

1.Thể khí trệ huyết ứ trong đau bụng kinh

– Triệu chứng: đau bụng trước khi có kinh và sau khi có kinh, thích xoa bụng, lượng kinh ít. Kèm theo tức ngực sườn, trường bụng, hay thở dài, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch trầm hoạt.

– Nguyên nhân : do tình chí không thư thái làm cho can khí uất trệ dẫn đến huyết ứ gây đau. Hoặc do hàn khí kết ở bào cung làm huyết không vận hành gây đau bụng kinh.

– Châm cứu: châm bổ các huyệt tử cung, tam âm giao, khí hải, trung cực.

2. Thể khí huyết hư nhược trong đau bụng kinh

– Triệu chứng: sau khi hành kinh thì đau bụng liên miên, lượng kinh ít, sắc nhợt, sắc mặt trắng nhợt, môi nhợt. Người gầy, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ít ngủ, đại tiện táo, lưỡi nhợt không rêu, mạch trầm tế.

– Nguyên nhân đau bụn kinh: do cơ thể suy yếu, khí huyết hư nhược gây nên đau bụng kinh.

– Châm cứu:huyệt Trung cực. tự cung, hợp cố, trung đô, tam âm giao, huyết hải, thái xung.

3.  thể Thận dương hư

– Triệu chứng: đau bụng trước khi hành kinh và giữa lúc hành kinh lượng kinh ít. Đau bụng liên miên, thích xoa nắn, tay chân lạnh, lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, hư nhược.

– Nguyên nhân đau bụng kinh: do thận hư, dương khí kém. gây nên đau bụng kinh

– Châm cứu: huyệt Quan nguyên, khí hải, thái khê, mệnh môn, thận du, tam âm giao, tỳ du.

đau bụng kinh

Đau bụng kinh

 

Xin xem thêm tại:

Châm cứu điều trị thống kinh.

Châm cứu tại nhà.

Gọi ngay