TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
Táo bón là 1 hội chứng, không phải là 1 bệnh. Táo bón là một rối loạn cảm giác đại tiện: phân trở nên rắn, mối lần đại tiện cần có sự trợ giúp, số lần đại tiện <3 lần/tuần.
Nguyên nhân
Nhóm nguyên nhân gây táo bón:
- Yếu tố tâm lí: đi du lịch, trầm cảm, lạm dụng tình dục.
- Dinh dưỡng: lượng chất xơ không đủ, cung cấp nước thiếu kéo dài.
- Thuốc: thuốc chống trầm cảm, hủy thần kinh, kháng cholinergic, thuốc phiện..
- Đại tràng ì, chậm nhu động.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Hội chứng Ogilvy.
- Nguyên nhân thần kinh: tổn thương rễ, bệnh Parkinson, xơ cứng nhiều nơi, tai biến mạch máu não…
- Rối loạn chuyển hóa: suyy giáp, tăng calci máu, giảm kali máu, ĐTĐ.
Nhóm đối tượng đặc biệt:
- Người già: táo bón là 1 dấu hiệu chứng tỏ lão hóa. Nguyên nhân là không vận động, tổn thương thần kinh, lạm dụng thuốc,…
- Trẻ em: hầu hết có tính chất chức năng không phải do thực thể. Táo bón ở trẻ em có thể kết hợp các nguyên nhân đặc biệt như tập đi vệ sinh cưỡng bức, bố mẹ can thiệp quá nhiều và chứng sợ toilet.
Triệu chứng
Lâm sàng:
Táo bón là phân rắn và số lần đại tiện giảm, thời gian đại tiện kéo dài.
Để chẩn đoán nguyên nhân cần dựa trên: bệnh sử, khám lâm sàng và các cận lâm sàng.
Khám lâm sàng thường không phát hiện triệu chứng đặc biệt gì, thường là bình thường. Bụng có thể chướng hơi, sờ thấy khối phân rắn ở hố chậu trái. Thăm trực tràng: phân rắn, có thể có máu, trương lực cơ thắt thay đổi, trĩ…
Cận lâm sàng:
Xquang, CT-scan: để loại trừ táo bón do u, tắc ruột, lồng ruột.
Xét nghiệm máu: Calci, điện giải đồ, FT4 và TSH.
Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán: táo bón <3 lần/tuần, các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng.
Các xét nghiệm loại trừ các tổn thương thực thể.
Điều trị
Điều trị táo bón là điều trị triệu chứng trừ các tổn thương thực thể. Hạn chế dùng thuốc nhuận tràng kéo dài mà nên dùng ngắt quãng. Các thuốc nhuận tràng: lactulose, sorbitol,…
Chế độ ăn và tập luyện rất quan trọng. Chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả và uống nhiều nước. Thay đổi thói quen đi cầu vào đúng giờ. Tập thể thể dục, năng vận động để giúp tăng nhu động ruột.
Ngoài ra ta có thể điều trị kết hợp với YHCT: châm cứu, thuốc YHCT.
Xin xem thêm tại: