PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG
Mục lục
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.
I. ĐẠI CƯƠNG
Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo (xoay) của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang.
Cong vẹo cột sống có thể xảy ra đơn thuần hoặc phối hợp với các biến dạng khác của cột sống là gù ở vùng ngực hoặc ưỡn ở vùng thắt lưng.
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc chẩn đoán
– Hỏi bệnh: phát hiện cong vẹo cột sống từ bao giờ? đã điều trị những gì? ở đâu? Thói quen sinh hoạt, học tập, các bệnh lý liên quan…
– Khám lâm sàng và lượng giá chức năng
– Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Chụp phim X quang cột sống thẳng và nghiêng: Để đánh giá độ cong vẹo cột sống, ngoài ra còn giúp đánh giá tuổi xương và các dị tật bẩm sinh vùng cột sống.
Trên phim thẳng: Đo góc COBB
Cách đo: Xác định đoạn cong, xác định đốt sống đầu tiên và cuối cùng của đoạn cong. Kẻ đường thẳng qua bờ trên của đốt sống trên và bờ dưới của đốt sống dưới. Kẻ hai đường vuông góc với hai dƣờng thẳng trên. Đo góc tạo bởi hai đường vuông góc
+ Chụp X quang khớp háng hoặc các thân xương khi thấy có sự chênh lệch chiều dài chi và biến dạng tại các khớp.
+ Chụp cắt lớp vi tính điện toán khi nghi ngờ có sự chèn ép thân đốt sống hoặc đĩa đệm.
+ Chụp cộng hưởng từ khi nghi ngờ có khối chèn ép tuỷ.
+ Các xét nghiệm hỗ trợ khác như điện cơ đồ, men cơ, sinh thiết, công thức máu, lắng máu, Mantour… khi có nghi ngờ (theo nguyên nhân)
2. Chẩn đoán xác định:
Lâm sàng và dấu hiệu Xq (góc Cobb)
3. Chẩn đoán phân biệt
– Phân biệt với gù cột sống ngực ( hyper Kyphosis) thường gặp trong lao cột sống.
– Phân biệt với ưỡn cột sống vùng thắt lƣng ( hyper Lordosis)
4. Chẩn đoán nguyên nhân
– Cong vẹo cột sống tự phát là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 80%), còn gọi là cong vẹo cột sống vô căn (idiopathic scoliosis)
– Bẩm sinh: Mất nửa đốt sống, xẹp đốt sống.
– Mắc phải: Do tư thế ngồi sai, u xơ thần kinh, di chứng bại liệt, di chứng lao cột sống, bệnh cơ – thần kinh, bệnh đường hô hấp (tràn dịch, dầy dính màng phổi)…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.
– Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân hoặc bệnh nhân tập luyện tại nhà.
– Khám thường quy sau 3, 6 tháng/lần.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Vận động trị liệu
Chỉ định cho cong vẹo cột sống ở mọi lứa tuổi và độ nặng nhẹ khác nhau.
Bài tập 1: Tăng tầm vận động của cột sống lưng.
Bài tập 2: Tăng cơ lực nhóm cơ gập và xoay thân.
Bài tập 3: Kéo dãn cơ ở phần lõm của đường cong.
Bài tập 4: Kéo dãn cơ ở phần lõm của đường cong.
Bài tập 5: Kéo dãn cột sống.
Bài tập 6: Tập bơi.
Bài tập 7: Luyện tập thể thao.
2.2. Kéo dãn cột sống
– Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ (như xà đơn và khung kéo tay) hoặc bằng máy kéo dãn.
– Kéo dãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học có điều chỉnh, lực kéo tác động lên cơ, dây chằng và khoang liên đốt cột sống.
3. Các điều trị khác
3.1. Điều trị bằng máng nẹp chỉnh hình
– Chỉ định:
+ Tuổi: ở trẻ trai < 18 tuổi và trẻ gái < 17 tuổi.
+ Góc COBB > 25 độ và < 60 độ.
+ 8 độ < độ xoay của cột sống < 25 độ đo trên thƣớc đo độ xoay (Scoliometer).
+ Góc COBB < 25 độ nhưng độ cong vẹo tiến triển nhanh trong 3 tháng (5 độ).
– Có loại áo nẹp chỉnh hình:
+ Boston
+ Minwauker
+ Chêneau
+ Lyon
+ Mieder…
– Theo dõi: 3 tháng đến khám lại 1 lần, 6 tháng chụp Xquang 1 lần.
– Chống chỉ định: Khi trẻ đã trưởng thành > 22- 25 tuổi, nẹp chỉnh hình không có hiệu quả, độ cong không tồi đi, độ vẹo > 60 độ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý.
3.2. Phẫu thuật chỉnh hình
– Chỉ định:
+ Góc COBB > 45 độ
+ Khi sự cong vẹo ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Đối với điều trị bằng máng nẹp chỉnh hình: 3 tháng đến khám lại 1 lần, 6 tháng chụp Xquang 1 lần.
– Theo dõi đến khi hết tuổi trưởng thành.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Liên hệ hotline để được bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc: 0972.62.72.42 hoặc 0898.344.333
THAM KHẢO THÊM:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà
- Châm cứu tại nhà