Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

1. Định Nghĩa:

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

Viêm phế quản cấp
         Viêm phế quản cấp

2.Chẩn đoán xác định:

a) Lâm sàng:

– Khởi phát bằng viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa; sau lan xuống khí – phế quản.

– Người bệnh thường không sốt, một số trường hợp có sốt nhẹ, hoặc sốt cao.

– Ho: Những ngày đầu thường có ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sauxương ức, khàn tiếng.

– Khạc đờm: Đờm có thể màu trắng trong, hoăc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.

– Khám phổi: Thường bình thường, một số trường hợp thấy có ran ngáy, hoặc có thể cả ran rít.

b) Cận lâm sàng:

–  X-quang phổi bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.

– Xét nghiệm: Có thể có số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp

3. Chẩn đoán phân biệt:

– Hen  phế quản

– Giãn phế quản bội nhiễm

– Dị vật đường thở

– Lao phổi

– Ung thư phổi, phế quản

– Đợt cấp suy tim sung huyết

4. Điều trị:

Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.

  • Chỉ định dùng kháng sinh khi:

+    Ho kéo dài trên 7 ngày.

+    Ho, khạc đờm mủ rõ.

+    Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư.

  •  Điều trị triệu chứng:

+ Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.

+ Giảm ho, long đờm: Terpin codein 15- 30 mg/24h hoặc Dextromethorphan 10-20 mg/24h.

+ Nếu ho có đờm: thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x 3 gói/24h.

+ Nếu có co thắt phế quản: thuốc giãn phế quản salbutamol, terbutanyl hoặc khí dung salbutamol 5 mg x 2- 4 nang/24h hoặc uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24h.

+ Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.

Có thể dùng kháng sinh như sau:

+ Ampicillin, amoxicilin liều 3g/24h

+ Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: liều 3g/24h

+ Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/24h

+ Cefuroxim 1,5 g/24h

+ Macrolid:  Erythromycin  1,5g/ngày  x  7ngày, Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO).

5. Phòng bệnh

  • Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
  • Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt khuyến cáo mạnh cho những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.
  • Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Vệ sinh răng miệng

 

 

Tham khảo:

 

Gọi ngay