Đái Tháo Đường
Mục lục
Đái tháo đường là một hội chứng bệnh mạn tính có đặc điểm biểu hiện bằng tăng Glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoạt động của Insulin.
1.Định Nghĩa:
Đái tháo đường là một hội chứng bệnh mạn tính có đặc điểm biểu hiện bằng tăng Glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết họat động của Insulin.
2.Phân loại:
+ Đái tháo đường type 1:
- Thường xảy ra ở người trẻ <30 tuổi
- lâm sàng rầm rộ
- Thể trạng gày
- Phụ thuộc Insulin ngay từ khi phát hiện do thiếu hụt bài tiết Insulin
+ Đái tháo đường type 2:
- Thường xảy ra ở người trung niên
- Lâm sàng thường kín đáo, tiến triển âm thầm
- Có tiền sử gia đình
- Liên quan đến sự đề kháng Insulin
- Chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ
+ Đái tháo đường thai kì: Xảy ra ở phụ nữa mang thai và thường mất đi sau khi sinh.
3.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
+ Với ĐTĐ type 1, nguyên nhân là do một bệnh tự miễn mạn tính gây hủy hoại các tế bào Beta của tiểu đảo tụy, dấn tới sự bài tiết Insulin bị suy giảm nghiêm trọng thậm chí mất hoàn toàn.
+ Với ĐTĐ type 2 thì hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính thức, có thể do yếu tố gen và yếu tố môi trường. Sự tương tác 2 yếu tố này gây ra tình trạng vừa có giảm tiết Insulin vừa có kháng Insulin ở mô đích.
4.Tiêu chuẩn Chẩn đoán
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau
(1). HbA1c ≥ 6,5%.
(2). Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL). Đường máu đói đo khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ.
(3). Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose.
(4). Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển.
5. Điều trị Đái tháo đường:
Luôn kết hợp giữa 3 phương pháp:
- Chế độ ăn: Chia nhỏ bữa ăn, không tạo ra sự dư thừa năng lượng
- Chế độ tập luyện: Vận động thể lực với mức độ vừa 30p/ngày
- Sử dụng thuốc. Tham khảo thêm tại bài Điều trị Đái tháo đường.
6.Biến chứng bệnh Đái tháo đường
- Biến chứng mạch máu lớn ( Tim, não,…)
- Biến chứng mạch máu nhỏ( bệnh lý võng mạc, …)
- Biến chứng thần kinh ( thần kinh ngoại biên, đa dây thần kinh,…)
- Biến chứng nhiễm trùng ( mụn nhọt, bàn chân,…)
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà