Đau dây thần kinh số V
Mục lục
Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, cơn đau thường rất nặng, ở nửa mặt, xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ vài giây cho đến không quá một phút. Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, cũng có một số rất hiếm xuất hiện đau dây V hai bên.
1.Khái niệm:
Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, cơn đau thường rất nặng, ở nửa mặt, xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ vài giây cho đến không quá một phút.
Đau thường tự phát hoặc xuất phát từ một điểm khi bị kích thích được gọi là điểm cò súng.
Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, cũng có một số rất hiếm xuất hiện đau dây V hai bên.
Những trường hợp đau hai bên không phải xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên.
2.Nguyên nhân:
Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế của đau dây V vẫn còn là điều bí ẩn, các lý thuyết đưa ra vẫn chỉ là giả thuyết.
– Do virus: Đau dây thần kinh số V đặc hiệu đã được công nhận là do một nhiễm trùng virus âm ỷ tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên.
– Do các khối u chèn ép (5-8%)
– Do mạch máu chèn ép (60%): Nguyên nhân thường thấy là mạch máu tiếp xúc với dây V gây chèn ép dây V, đặc biệt rễ cảm giác đi vào cầu não, thường gặp nhất là động mạch tiểu não trên.
– Nguyên nhân khác do thâm nhiễm rễ, hạch, do ung thư hay u, do amyloid. Do nhồi máu nhỏ, u mạch máu ở cầu não hay hành não. Đau có thể do viêm màng nhện
– Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
3.Chẩn đoán:
Tiêu chuẫn chẫn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, 1988)
A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới hai phút.
B. Đau có ít nhất bốn trong các đặc điểm sau:
1. Đau đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng.
2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa.
3. Cường độ nặng.
4. Được kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt, hay đánh răng.
5. Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.
C. Không có thiếu sót thần kinh.
D. Các cơn được lập lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt.
E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể, và cận lâm sàng đặc biệt.
Nếu đau quá nhiều và bệnh nhân nhăn mặt tự phát nên gọi là tic (chứng máy cơ). Cơn đau tái phát thường xuyên, cả ngày và đêm, kéo dài trong vài tuần ở một thời điểm.
4.Phân loại:
Có ba kiểu đau chính cần phân biệt:
– Đau dây V vô căn hay còn gọi là cơn đau đặc hiệu của dây V.
– Đau dây V triệu chứng.
– Đau mặt nhưng không điển hình của của đau dây V.
5.Điều trị:
Nếu không được điều trị, cơn đau sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
5.1. Điều trị đau dây V nội khoa:
Điều trị được bắt đầu bằng nội khoa. Trong 70% các trường hợp, điều trị nội khoa thường có kết quả.
- Carbamazepine là thuốc chọn lựa đầu tiên, với liều dùng bắt đầu là 100-200mg/ngày, liều trung bình hiệu quả là 600-1200 mg/ngày.
- Thuốc chống động kinh khác có thể dùng là Neurontin viên 300mg, phenytoin 300-400 mg/ngày, valproate, pimozide, clonazepam.
- Có thể dùng baclofen trong trường hợp không dung nạp với carbamazepine. Baclofen là thuốc chọn lựa hàng đầu khi phối hợp với carbamazepine.
- Một số thuốc khác có thể dùng như misoprostol, prednisone, amitriptyline, kháng viêm không steroid.
5.2.Điều trị đau dây V ngoại khoa:
– Chỉ định: khi không xác định được nguyên nhân và điều trị nội khoa thất bại.
– Có 2 nhóm phương pháp ngoại khoa gồm: nhóm phương pháp làm tổn thương dây V và nhóm không làm tổn thương dây V.
+ Nhóm phương pháp làm tổn thương dây V:
- Phương pháp chích dọc theo đường đi dây V.
- Cắt dây thần kinh ngoại biên.
- Cắt dây thần kinh số V sau hạch Gasser qua đường vào cực thái dương.
- Phương pháp mở thông dây V.
- Nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio.
- Cắt dây thần kinh V gần cầu não.
+ Phương pháp không làm tổn thương dây V:
Phương pháp giải áp vi mạch: Phẫu tích tách động mạch khỏi dây thần kinh V sau đó chèn một giải cơ vào.
6.Tiên lượng và biến chứng:
6.1.Tiên Lượng:
Các trường hợp xác định được nguyên nhân: cho kết quả điều trị tốt.
– Các trường hợp không xác định được nguyên nhân.
– Điều trị nội khoa: dễ tái phát.
– Điều trị ngoại khoa: kết quả điều trị thường tốt, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tái phát
nhất định.
6.2.Biến chứng:
– Dị cảm.
– Mất cảm giác xúc giác vùng dây V chi phối
Tham khảo:
- Điều trị tại nhà
- Dịch vụ châm cứu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà