Tràn mủ màng phổi

Tràn mủ màng phổi là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, phẫu thuật lồng ngực, chấn thương, áp xe dưới hoành (áp xe gan, viêm phúc mạc khu trú…) vỡ vào khoang màng phổi hoặc kết hợp nhiều yếu tố gây nên.

1.Định nghĩa:

Tràn mủ màng phổi là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, phẫu thuật lồng ngực, chấn thương, áp xe dưới hoành (áp xe gan, viêm phúc mạc khu trú…) vỡ vào khoang màng phổi hoặc kết hợp nhiều yếu tố gây nên.

Tràn mủ màng phổi
Tràn mủ màng phổi

2.Chẩn đoán xác định tràn mủ màng phổi:

2.1.Lâm sàng:

– Tiền sử bệnh lý: viêm phổi, áp xe phổi, áp xe gan hoặc phẫu thuật lồng ngực…

– Sốt: đột ngột sốt cao, dao động.

– Ho: ho khan hoặc khạc đờm. Có trường hợp ho ra mủ.

– Khó thở.

– Đau ngực bên tổn thương.

– Dấu hiệu mất nước: da khô, đái ít…

– Toàn thân suy sụp, gầy sút, thiếu máu, mặt hốc hác, thể trạng nhiễm trùng.

– Bên tràn mủ màng phổi: có thể thấy thành ngực phù, kém hoặc không di động, gõ đục, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm. Nếu có tràn khí kèm theo có thể có gõ đục vùng thấp và gõ vang ở vùng cao, có thể có tràn khí dưới da.

– Chọc thăm dò thấy dịch màng phổi có màu đục,vàng, xanh hoặc màu nâu + mùi thối (gợi ý vi khuẩn yếm khí) đôi khi chọc thăm dò không lấy được mủ do tràn mủ đã vách hóa.

2.2.Cận lâm sàng:

– Chụp X-quang lồng ngực: thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi.

– Chụp cắt lớp vi tính: giúp xác định rõ vị trí, mức độ, tổn thương nhu mô phổi, giúp xác định vị trí và đường vào để dẫn lưu ổ mủ màng phổi đặc biệt trong trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đa ổ.

– Siêu âm khoang màng phổi: thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, dịch tăng tỷ trọng, không đồng nhất, có thể thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi với nhiều vách ngăn.

– Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, có thể có thiếu máu.

– Xét nghiệm dịch màng phổi: tế bào học (nhiều bạch cầu đa nhân, thường 60% có tế bào thoái hoá), vi khuẩn học (soi tươi, nhuộm gram, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ)

– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

Tràn mủ màng phổi
Tràn mủ màng phổi

3.Chẩn đoán phân biệt:

  • Tràn dịch màng phổi do lao.
  • Tràn mủ màng phổi do lao.
  • Tràn dịch màng phổi dịch dưỡng chấp.

4.Điều trị tràn mủ màng phổi:

  • Dẫn lưu mủ.
  • Điều trị kháng sinh: Dùng kháng sinh sớm, phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều cao ngay từ đầu. Sử dụng thuốc ngay sau khi lấy được bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật. Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần.
  • Các loại kháng sinh thường dùng:

 Penicilin G 10 – 50 triệu đơn vị tuỳ theo tình trạng và cân nặng của bệnh nhân. Pha truyền tĩnh mạch chia 3 – 4 lần/ngày, kết hợp với 1 kháng sinh nhóm Aminoglycosid

– Gentamycin 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần.  Amikacin 15 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch trong 250 ml Natriclorua 0,9%.

– Nếu nghi ngờ do tụ cầu: Oxacillin 6-12 g/ngày. Vancomycin 1-2 g/ngày, kết hợp với Amikacin khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.

– Nếu do amíp thì dùng Metronidazol 1,5 g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 3 lần/ngày kết hợp với kháng sinh khác.

  • Điều trị triệu chứng: Paracetamol nếu có sốt > 380C (thận trọng ở những BN có tiền sử bệnh lý gan mật),…
  • Điều trị ngoại khoa: Khi dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ thất bại sau 4-6 tuần. Có dò phế quản – màng phổi. Phẫu thuật bóc vỏ màng phổi khi màng phổi bị dày dính nhiều, gây hạn chế chức năng hô hấp.
  • Phục hồi chức năng hô hấp: Tập sớm để mủ thoát ra ngoài dễ dàng hơn và đề phòng dày dính màng phổi về sau. Có thể thực hiện 1 ngày sau khi đặt ống dẫn lưu màng Phổi.

 

 

 

 

Gọi ngay