Thoát vị đĩa đệm gây biến chứng nguy hiểm gì?
Mục lục
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời làm giảm các biến chứng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Nếu ngay từ giai đoạn đầu khi mà bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm), chỉ cần bạn áp dụng đúng chỉ định và đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%. Với mục đích là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động và tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm chèn ép thần kinh, hầu như sẽ không có nguy hiểm. Nhưng ngược lại, nếu khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời sẽ gia tăng những nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn. Việc lựa chọn sai phương pháp điều trị không những làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn mà có thể dẫn đến những bệnh lý xương khớp khác, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, từ đó cũng giảm mức độ nguy hiểm xuống mức tối đa.
Biến chứng thoát vị đĩa đệm
Như đã phân tích ở trên, dấu hiệu ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
-
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
Biến chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là làm cho các dây thần kinh bị tổn thương do ở cột sống có rất nhiều dây thần thần kinh chạy dọc. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy bị khó chịu tại những vùng có dây thần kinh đi qua, lâu dần hình thành các cơn đau vùng thắt lưng và lan xuống tay chân, cơn đau tăng mạnh khi vận động…
-
Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng và dẫn đến hiện tượng cơ tròn bị rối loạn. Từ đó, người bệnh mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện.
-
Rối loạn cảm giác
Người bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gặp phải biến chứng rối loạn cảm giác do các dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh thường bị nóng lạnh thất thường và mất đi cảm giác tê bì tay chân.
-
Teo cơ
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và nguy cơ teo cơ là rất cao.
-
Tàn phế
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, người bệnh bị mất hoàn toàn khả năng lao động, vận động, cũng không thể đi lại được và chỉ nằm yên một chỗ.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:
- Đối với những người cao tuổi: thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là canxi để tăng sức đề kháng cho xương khớp
- Hạn chế khuân vác đồ vật nặng, mang vật nặng đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương
- Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại rau củ xanh
- Hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn vì đây cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
- Giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, giữ khoảng cách phù hợp với máy tính, không quá cúi cổ. Cứ mỗi 45 phút làm việc, bạn nên đứng lên đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống và đĩa đệm không bị mỏi.
- Luyện tập các động tác hoặc môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, cần có chế độ thực hiện khoa học, tập vừa sức để hạn chế tình trạng căng cơ.
- Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh, khi đi xe máy, đi ngủ
- Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Xin xem thêm tại:
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa.
Tê bì tay chân điều trị thế nào?
Xoa bóp bấm huyệt giảm đau thắt lưng.