Tê bì chân tay nên điều trị như thế nào?
Mục lục
Tay chân bình thường sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân lại khi chạm phải vật nóng, điều chỉnh khi địa hình thay đổi. Nếu bạn bị tê bì chân tay thì sẽ gây giảm cảm giác và thậm chí năng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.
1.Nguyên nhân bệnh Tê bì chân tay
Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), tê bì tay chân kèm theo đau nhức xương khớp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý nguy hiểm sau:
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê bì chân tay do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Đây là ệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, hạn chế vận động cơ thể.
- Thoái hóa khớp: khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân. Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm cứng khớp.
- Hẹp ống sống: Đây là dạng bệnh bẩm sinh, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Bệnh để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn
- Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh TW, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.
- Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
- Xơ vữa động mạch: xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.
- Nguyên nhân do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.
- Tê bì chân tay sinh lý, gặp trong các trường hợp:
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông: tê bì chân tay sau sinh hoặc do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ…
- Tư thế làm việc: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê tay chân.
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.
- Ảnh hưởng thời tiết: một số người gặp trời lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì.
- Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
- Tê chân tay có thể là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.
Sớm phát hiện nguyên nhân tê bì chân tay giúp hạn chế biến chứng, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và dự phòng tái phát.
2.Triệu chứng bệnh Tê bì chân tay
- Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên
- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò
- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh
- Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động
- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn
- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ
- Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
Khi người bệnh có triệu chứng tê bì chân tay kèm những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Bị tê chân kéo dài trong thời gian dài liên tục khoảng trên 6 tuần
- Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
- Bị tê chân kèm thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân
- Hay quên, dễ nhầm lẫn
- Chóng mặt
- Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột
- Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Co giật
3.Phòng ngừa bệnh Tê bì tay chân
Một số phương pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tê bì chân tay như:
- Tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
- Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối giúp lưu thông máu tốt, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại.
- Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng
- Tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.
- Hạn chế uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, vào mùa đông có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để giảm đau nhức và tê bì chân tay
4.Điều trị tê bì chân tay
Xin xem thêm tại: