Điều trị Tăng Kali máu

Tăng kali máu là một cấp cứu nội khoa, nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

1. Chẩn đoán:

1.1 Chẩn đoán xác định:

Tăng kali máu là một cấp cứu nội khoa, nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Kali máu bình thường từ 3.5 – 5mEq/L.

Tăng kali máu khi kali > 5 mEq/L.

1.2.Chẩn đoán phân biệt:

Tăng kali máu giả do:

– Kỹ thuật lấy máu XN.

– Tăng bạch cầu > 50.000 /μl).

– Tăng tiểu cầu: TC cứ tăng 100.000/pl thì K+ tăng 0.15 mEq/L. Nói chung, TC tăng > 500.000/μl là có nguy cơ tăng kali máu.

2. Nguyên nhân:

2.1 Tăng Kali Máu do tăng dưa Kali vào cơ thể:

– Truyền máu

– Truyền hoặc uống kali.

– Chế độ ăn: ăn nhiều cam, chuối, nho ,bưởi, cà chua, các loại hạt, khoai tây,…

2.2 Tăng Kali máu do tăng chuyển kali từ trong ra ngoài tế bào:

– Tăng kali giả: do kali ra ngoài tế bào trong hoặc sau khi lấy máu xét nghiệm.

– Toan chuyển hóa do giữ lại acid vô cơ. Nhiễm toan do tăng a.lactic hoặc tăng ceton không phải là nguyên nhân gây tăng kali máu.

– Toan hô hấp: toan hô hấp cấp nặng, kéo dài có thể làm tăng kali máu.

– Giảm nồng độ insulin máu (tiểu đường, nhịn đói, dùng somatostatin…), tăng áp lực thẩm thấu máu (tăng đường huyết, tăng natri máu, dùng manitol…).

– Do hủy tế bào (tiêu cơ vân, tán huyết, bỏng, dùng độc tế bào, xạ trị, giảm thân nhiệt do tai nạn, hội chứng ly giải khối u…).

– Liệt chu kỳ tăng kali máu.

– Khác: quá liều digitalis cấp tính, thuốc ức chế beta không chọn lọc, succinylcholine, vận động thể lực quá mức (ít khi gây tăng kali quan trọng)…

2.3 Tăng Kali Máu do giảm bài tiết Kali:

– Giảm bài tiết aldosterone:

+ Do bệnh lý: suy thượng thận…

+ Do thuốc: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, kháng viêm non steroid và heparin.

– Giảm đáp ứng với aldosterone: thuốc lợi tiểu giữ lại kali

– Giảm nồng độ natri và nước đến ống lược xa: thường do giảm thể tích máu lưu hành hiệu quả như mất nước (nôn ói, tiêu chảy,…), suy tim, xơ gan.

– Bệnh thận cấp và mãn: suy thận…

3.Điều trị tăng Kali máu:

3.1. Có biểu hiện xét nghiệm và dấu hiệu tăng kali máu trên điện tim: 
– Calci cloride 1g tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút. Nếu sóng T không thay đổi có thể lặp lại sau 5 phút.
– Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
– Natri bicarbonat truyền 45mmol khi pH <7,1.
– Kayexalat (Resonium) uống 15-30g với 50g sorbitol.
– 10UI insulin nhanh + 125ml glucose 20% truyền trong 30 phút.
– Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.

3.2. Có biểu hiện xét nghiệm nhưng không có rối loạn trên điện tim.
– Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
– Kayexalat (Resonium) uống 15-30g với 50g sorbitol.
– Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
Theo dõi:
– Điện tim liên tục trên monitor. Nếu điện tim không thay đổi làm xét nghiệm kali 2 giờ/ lần cho đến khi trở về bình thường. Nếu có biến đổi trên điện tim xét nghiệm kali máu ngay.

3.3. Tìm và điều trị nguyên nhân:
– Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo
đường đều trị nguyên nhân là chính.

Sơ đồ xử trí tăng Kali máu
            Sơ đồ điều trị tăng Kali máu

Tham khảo:

 

 

Gọi ngay