PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT
Mục lục
Viêm khớp thiếu niên tự phát (JIA: Juvenile Idiopathic Arthritis) theo ILAR, là nhóm bệnh lý khớp mạn tính ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng không đồng nhất gồm nhiều thể bệnh: thể ít khớp; thể đa khớp RF(+); thể đa khớp RF(-); thể hệ thống; viêm khớp vẩy nến; viêm gân bám; viêm khớp không phân loại.
I. ĐẠI CƯƠNG
– Viêm khớp thiếu niên tự phát (JIA: Juvenile Idiopathic Arthritis) theo ILAR, là nhóm bệnh lý khớp mạn tính ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng không đồng nhất gồm nhiều thể bệnh: thể ít khớp; thể đa khớp RF(+); thể đa khớp RF(-); thể hệ thống; viêm khớp vẩy nến; viêm gân bám; viêm khớp không phân loại.
– Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp chiếm 1/3 nhóm bệnh lý này.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– Thời gian và hoàn cảnh bị bệnh?
– Các triệu chứng và diễn biến từ khi bị bệnh đến thời điểm hiện tại?
– Hỏi bệnh nhân có đau các khớp và cột sống?
– Các phương pháp đã điều trị?
– Các triệu chứng hiện tại?
1.2. Khám và lượng giá chức năng
– Cơ năng: Các khớp có thể có sưng, nóng, đỏ, đau.
– Thực thể: Có thể hạn chế tầm vận động khớp, cột sống.
– Toàn thân: Có thể có sốt, gầy sút và các biểu hiện ở các cơ quan khác: loãng xương, gan lách to, ban đỏ trên da, tràn dịch màng tim, màng phổi, tổn thương ở mắt…
– Khám và đánh giá chức năng các khớp và cột sống; cơ lực các cơ gấp, duỗi các chi; tầm vận động các khớp và cột sống.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
– Chụp X-quang tim phổi, cột sống và các khớp bị tổn thƣơng.
– Tùy theo thể lâm sàng làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máu lắng, HLA-B27, xét nghiệm tìm yếu tố dạng thấp RF(IgM)…
– Siêu âm ổ bụng.
– Đo độ loãng xương (BMD).
2. Chẩn đoán xác định
Dựa và triệu trứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
3. Chẩn đoán phân biệt
Với thể đa khớp cần phân biệt với: bệnh nhiễm trùng nặng, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vảy nến, viêm da cơ, các bệnh lý ác tính, loạn sản xương, viêm cột sống dính khớp…
4. Chẩn đoán nguyên nhân
Nguyên nhân của nhóm bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát cho đến nay vẫn còn chưa rõ. Gần đây người ta cho rằng bệnh không phải do một căn nguyên riêng rẽ gây ra, mà do nhiều yếu tố hướng khớp cùng tác động vào một cá thể mang những yếu tố di truyền nhất định. Các yếu tố môi trường, đặc biệt là các tác nhân nhiễm khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch…có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học viêm khớp thiếu niên tự phát.
III.PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
Cần chẩn đoán và điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng cơ và khớp và các biến chứng toàn thân khác.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Mục đích: Gia tăng tuần hoàn, giảm đau. Gia tăng tầm vận động các khớp và sức mạnh các cơ.
2.2. Phương pháp
– Vật lý trị liệu: Thường được áp dụng trong các giai đoạn bệnh tiến triển cấp tính, đau nhiều, hạn chế vận động các khớp, cột sống.
+ Nhiệt trị liệu: Hồng ngoại, bó nến, chườm lạnh.
+ Điện trị liệu: Sóng ngắn, siêu âm, điện phân, giao thoa.
+ Thủy trị liệu: Bồn xoáy, bể sục…
– Vận động trị liệu:
+ Giai đoạn cấp tập thụ động nhẹ nhàng theo tầm vận động khớp kết hợp các phƣơng pháp vật lý trị liệu giảm đau.
+ Giai đoạn bán cấp tập vận động chủ động có trợ giúp và chủ động kết hợp kéo dãn và các phương pháp vật lý trị liệu.
+ Giai đoạn mãn tính tập chủ động, chủ động có trợ giúp cùng các bài tập tăng cường và duy trì sức mạnh cơ, cải thiện tầm vận động và phòng tránh các biến dạng khớp, cứng khớp. Các bài tập vận động, di chuyển chủ động hoặc có trợ giúp.
– Hoạt động trị liệu phục hồi các kĩ năng sinh hoạt hàng ngày.
– Dụng cụ trợ giúp:
Các loại nẹp, nạng hỗ trợ di chuyển.
3. Thuốc
– Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirine, Ibuprofen, Naproxen…
-Các thuốc điều trị cơ bản (DMARDs): Methotrexate, Sulfasalazine (Salazopirine).
– Các corticosteroid: Methyprednisolone, Prednisolone…Tiêm tại chỗ Depo-Medrol, Dispropan trong viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân.
– Các thuốc điều trị sinh học: Entanercept (Enbrel), Infliximab (Remicade), Tocilizumab (Actemra)…
4. Các điều trị khác
Phẫu thuật chỉnh hình hoặc thay khớp nhân tạo được chỉ định khi khớp bị phá hủy nặng.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám mỗi tháng một lần tại khoa khớp và khoa phục hồi chức năng trong nhiều năm.
– Đánh giá sự cải thiện chức năng vận động khớp và tiến triển bệnh.
– Theo dõi tác dụng phụ của thuốc nếu có.
– Làm các xét nghiệm định kỳ: huyết học, sinh hóa máu, máu lắng, nước tiểu, tủy đồ, siêu âm tim, X quang tim phổi, xương khớp…để có các xử trí kịp thời.
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Phục hồi chức năng tại nhà
- Phục hồi chức năng gãy thân xương đùi
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà
- Châm cứu tại nhà