Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần kinh hông to. Được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau. Mức độ đau của bệnh khác nhau. Vì vậy mà tùy vào mức độ và nguyên nhân khác nhau mà có biện pháp phục hồi chức năng thần kinh tọa khác nhau.
I Đại cương
Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần kinh hông to. Được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
– Nguyên nhân: Tất cả các nguyên nhân gây tác động đến nơi nguyên ủy và đường đi của dây thần kinh tọa. Nguyên nhân tổn thương rễ chiếm đa số. Nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh tọa hàng đầu là thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa CSTL, hẹp ống sống thắt lưng.
– Nguyên nhân ít gặp hơn có thể là: viêm nhiễm tại vùng CSTL, tổn thương lao, chấn thương cột sống, u, viêm dây thần kinh đơn thuần do virus…
II Chẩn đoán
- Lâm sàng:
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa. Đau từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau.
- Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều
- Có thể có triệu chứng yếu cơ (khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân)
- Thực thể: – Dấu hiệu bấm cạnh cột sống. Ấn các điểm đau cạnh sống thắt lưng bệnh nhân thấy đau lan theo rễ thần kinh dọc xuống chân.
– Hệ thống điểm đau Valleix ấn đau lan.
Dấu hiệu Lasègue (+) : Cách làm: Cho bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa. Sau đó nâng thẳng chân bện hnhân từng bên một. Nếu chưa tới 90 độ mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân
+ Dấu hiệu Neri (+): Cho bệnh nhân đứng thẳng. Sau đó cúi gập người, chân thẳng. Tay cách mặt đất >10cm. Chẩn đoán dương tính